Định hướng về Quy hoạch xây dựng thị xã Chí Linh

Một phần của tài liệu Thực trạng về quy hoạch xây dựng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng (Trang 48)

7. Nội dung chính của luận văn

3.1.1. Định hướng về Quy hoạch xây dựng thị xã Chí Linh

- Đến năm 2025: Dân số thường trú toàn đô thị 192.000 người (theo đồ án quy hoạch chung đã được phê duyệt).

- Tổng diện tích xây dựng đô thị đến năm 2025: 3.100 ha. - Đất tự nhiên đô thị (nội và ngoại thị) : 28.202,78 ha.

3.1.1.2. Định hướng phát triển không gian đô thị dự kiến

Khung phát triển đô thị dựa trên cơ sở liên kết 3 mảng không gian chính:

- Không gian đô thị công nghiệp, dịch vụ trung tâm - theo hành lang QL18 - làm trục xương sống để phát triển đô thị.

- Không gian du lịch nằm phía Bắc gồm quần thể di tích - danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu du lịch Bến Tắm, là vùng du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ ngơi và thưởng ngoạn.

- Không gian sinh thái nông nghiệp (vùng hoa màu) nằm phía Nam, duy trì để phát triển ổn định kinh tế nông nghiệp, tạo cảnh quan sinh thái.

3.1.1.3. Định hướng tổ chức không gian đô thị

* Trung tâm hành chính - chính trị thị xã: Phát triển trên nền tảng khu trung tâm hiện hữu - phía bắc QL18 và phát triển về phía nam hồ Mật Sơn. Khu vực trung tâm mở rộng có không gian đẹp, phía trước là hồ Mật Sơn, phía sau là khu sân golf và bên phải là khu đô thị mới Mật Sơn. Ở đây khuyến

khích xây dựng công trình cao tầng, hiện đại và hợp khối các chức năng hành chính của Thị xã. Diện tích khu trung tâm hiện hữu và mở rộng khoảng 30ha.

(Hình 3.1) – Sơ đồ định hướng phát triển không gian thị xã Chí Linh

* Trung tâm các phường: Dự kiến thành lập, phát triển trên hệ thống trung tâm hiện có như Phả Lại, Sao Đỏ và Bến Tắm. Đối với các phường khác, trung tâm hành chính sẽ được bố trí lồng ghép vào các trung tâm

công cộng, tại các giao lộ, thuận tiện về giao thông và quản lý đô thị trong tương lai.

* Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp: Đặt trên đường đi Côn Sơn (trên trục chính Bắc Nam). Khu vực này đã được thiết kế gồm tổ hợp khách sạn, siêu thị, hệ thống cửa hàng, công trình văn hóa và cả sân vân động. Ngoài trung tâm này còn có trung tâm Phả Lại - Hoàng Tân - Bãi Tắm và trung tâm thương mại dịch vụ khác đặt trên QL18 tại khu vực hồ Mật Sơn. Tại đây bố trí khách sạn cao cấp phục vụ khách quốc tế và các trung tâm mua sắm.

* Trung tâm du lịch: Bao gồm trung tâm lưu trú hồ Mật Sơn dành cho

khách nội địa, trung tâm lưu trú sân golf Chí Linh dành cho khách quốc tế, trung tâm lưu trú khách nội trú ở trung tâm thương mại, trung tâm du lịch khác đặt ở công viên lịch sử văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc, trung tâm lễ hội đặt ở thung lũng giữa 2 danh thắng Phượng Hoàng - Kỳ Lân, trung tâm công viên sinh thái Bến Tắm - Thanh Mai mang tầm quốc gia và quốc tế, công viên văn hóa danh thắng Phượng Hoàng phục vụ du lịch cảnh quan - di tích - danh thắng - thư giãn, sân golf 36 lỗ là trung tâm tập luyện và thi đấu golf quốc gia và quốc tế.

* Trung tâm giáo dục đào tạo: Bao gồm các trường cao đẳng dạy nghề với diện tích 41ha, đặt tại phía Đông chân núi Phượng Hoàng, phía Bắc trung tâm hành chính chính trị, có không gian gắn kết chặt chẽ với cảnh quan yên tĩnh và gần sân vận động, trung tâm thương mại văn hóa. Trường cao đẳng khác đặt phía Nam núi Voi, trên trục đường 41 và một số có thể đặt tại Phả Lại, diện tích 18ha.

* Trung tâm y tế: Gồm các bệnh viện đa khoa 500 giường, bệnh viện chuyên khoa thần kinh 400 giường, bệnh phong 100-200 giường trên cơ sở vị trí đã có và mở rộng. Một số mới có thể đặt tại phía nam hồ Côn Sơn có cảnh quan môi trường tốt yên tĩnh cho phục hồi sức khỏe. Diện tích 20,5ha.

* Trung tâm văn hóa và TDTT: Các công trình văn hóa lớn như bảo tàng, thư viện, nhà hát… đặt tại trung tâm thị xã, chân phía Đông núi Phượng Hoàng và trên trục buval có hướng mở ra hồ Mật Sơn, tạo nên một không gian cảnh quan đẹp và hoành tráng, diện tích 22ha. Khu liên hợp thể thao, hội chợ triển lãm đặt tại thung lũng Đại Bộ - Hồng Tân có sân vận động 1-1,5 vạn chỗ, nhà thi đấu, bể bơi, các sân thể thao cơ bản cấp tỉnh, hội chợ, nhà trưng bày sản phẩm. Tại Phả Lại, Bến Tắm bố trí thêm sân vận động và các sân trung tâm cơbản.

* Hệ thống công viên: Công viên lịch sử văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc, qui mô diện tích 100-200ha gồm các di tích, rừng cảnh quan thiên nhiên và 1 số vùng đệm từ Vân An tới Lục Đầu Giang; Công viên văn hóa danh thắng, diện tích từ 700 - 1000ha, toàn bộ núi Phượng Hoàng từ Trúc Cương đến Phao Sơn; Công viên sinh thái Bến Tắm - Thanh Mai, diện tích 1500 - 2000ha gắn với khu đô thị Bến Tắm; Công viên văn hóa - nghỉ ngơi hồ Mật Sơn - Núi Voi, diện tích 300-350 ha và một số công viên khác dưới chân

phía nam núi Phượng Hoàng. Ngoài ra là những vùng sinh thái nông - lâm

nghiệp, hệ thống cây xanh cách ly KCN, các KCN và khu đô thị, vùng đệm di tích và danh thắng.

* Khu dân cư:

Các khu dân cư hiện có: thuộc Sao Đỏ, Phả Lại, Bến Tắm nằm dọc hành lang QL18, đường đi Côn Sơn, các thung lũng, QL37, đường liên xã thuộc Cộng Hòa, Hoàng Tân, Chí Minh, Thái Học. Các khu dân cư đô thị nêu trên cần được cải tạo và chỉnh trang nâng cấp. Tổng diện tích: 219,6 ha.

Các khu đô thị mới, nhà ở sinh viên (dự kiến 5ha) xây dựng hiện đại, tạo môi trường sống tốt và tiện nghi phát triển bền vững.

Các điểm dân cư nông thôn: Đầu tư cải tạo nâng cấp xây mới hạ tầng nông thôn. Chuyển đổi cơ cấu đất đai, cây trồng và đầu tư công nghệ sản xuất

phục vụ nông nghiệp. Đầu tư CN - TTCN và các loại hình dịch vụ để tạo việc làm, tăng nhanh lao động phi nông nghiệp nông thôn. Bảo vệ môi trường làng xóm, ruộng đồng tạo môi trường sống và sản xuất nông nghiệp sạch. Giữ gìn giá trị văn hóa tập quán truyền thống tốt đẹp từng bước nâng cao đời sống

nông dân, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và xây dựng làng xóm nông

thôn mới. Xây dựng các trung tâm xã và cụm xã gắn với các cụm công nghiệp, trung tâm văn hóa, kinh tế kỹ thuật, đầu mối giao thông thành các thị tứ cơ sở đô thị hóa nhanh. Xây dựng một số thị tứ lớn như: Tân Dân, Cộng Hòa, Hoàng Tân.

* Khu công nghiệp:

KCN trung tâm lớn nhất tại Cộng Hòa, giai đoạn đầu 357,03 ha, giai đoạn 2 phát triển 250ha. KCN này có vị trí gắn kết chặt chẽ với giao thông đường sắt và đường bộ, gắn với các khu đô thị mới và trung tâm thương mại dịch vụ. Tại đây, có nhiều quỹ đất phát triển và dễ dàng tiếp cận các thị trường nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cũng như các công trình kỹ thuật đô thị phục vụ KCN.

Cụm công nghiệp nhiệt điện Phả Lại giữ nguyên công suất đã xây dựng, tiếp tục hoàn thiện các công trình chức năng. Quy mô: 205,4 ha.

Cụm công nghiệp Hoàng Tiến trên cơ sở vị trí xí nghiệp Gốm mở rộng diện tích 80ha. Đây là vị trí thuận lợi cho phát triển công nghiệp để hình thành KCN tập trung diên tích 100 - 200ha trong tương lai.

Cụm công nghiệp Hoàng Tân - Đồng Lạc trên vùng đất nông nghiệp, diện tích 107,76 ha và không phát triển thêm để tạo điều kiện hình thành 1 thị tứ mới ở đầu bắc cầu Bình và cửa ngõ và thị xã Chí Linh.

Cụm công nghiệp Chí Minh, diện tích 35,66ha. Cả 2 cụm công nghiệp

ven QL18 không nên phát triển quá lớn hơn sẽảnh hưởng đến cảnh quan trục

Cụm công nghiệp Cộng Hòa gắn KCN Cộng Hòa có diện tích 22,45ha. Cụm công nghiệp Văn An 1, diện tích: 13,68 ha (giữ nguyên quy mô), cung cấp cải thiện cơ sở hạ tầng công nghiệp.

Cụm công nghiệp Văn An 2, diện tích 14,69 ha.

Chất thải phải được xử lý đạt TCVN trước khi đưa ra hệ thống chung thị xã và không ảnh hưởng tới môi trường đô thị của huyện Chí Linh.

3.1.1.4. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông

* Giao thông đối ngoại

Giao thông đường bộ: Cải tạo nâng cấp các tuyến đường ô tô quốc gia bao gồm QL18, QL37 và các tuyến đường tỉnh, huyện. Xây dựng mới tuyến đường cao tốc Bắc Ninh - Hạ Long chạy qua phía Bắc Chí Linh, Phả Lại và hồ Bến Tắm dài hơn 17,8km với 6 làn xe cao tốc. Xây dựng mới tuyến đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội chạy qua phía đông Chí Linh kết nối với TP. Bắc Giang, quy mô dự kiến rộng 32m (4-6 làn xe).

Giao thông đường sắt: Cải tạo nâng cấp các tuyến đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng. Thống nhất giao cắt tuyến đường sắt yên Viên - Hạ Long với đường tỉnh 389B tại km57+242 và có cầu chui dân sinh, cầu vượt quốc lộ 37 tại km52+215. Xây dựng đường gom đường sắt theo các tuyến, đoạn phù hợp và trồng cây xanh cảnh quan theo dải từ 2-3m bên ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt. Xây dựng tuyến đường sắt kết nối đầu mối đường sắt Hà Nội từ Bắc Ninh qua Chí Linh nối tuyến đường sắt đi Hạ Long. Xây dựng các công trình đầu mối đường sắt: ga đường sắt tại phường Hoàng Tân…

(Hình 3.2) – Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị xã Chí Linh

Giao thông đường thủy: Nạo vét các đường tuyến vận tải chính đảm bảo tàu xà lan có trọng tải 300 tấn hoạt động thường xuyên. Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các cảng đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và phục vụ các

khu công nghiệp. Xây dựng các bến thuyền khách hàng phục vụ nhu cầu đi lại, đặc biệt phát triển du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc.

* Giao thông đối nội

Đường đô thị: Định hướng phát triển mạng lưới đường đô thị trên cơ sở mở rộng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện kết hợp xây dựng mới các tuyến đường đô thị tạo thành mạng lưới đường liên hoàn, phục vụ nhu cầu phát triển đô thị. Phân cấp và xác định quy mô đường đô thị. Hệ thống đường cấp đô thị, khu vực, nội bộ.

Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông: Cầu và cống xây dựng phù hợp cấp hạng đường; Bến bãi đỗ xe tập trung tại các trung tâm công cộng, vui chơi giải trí, du lịch, tổng diện tích 24 ha, bến xe khách bố trí phía đông thị xã quy mô 3ha. Xây dựng công trình đầu mối giao thông khác mức liên thông giữa đường cao tốc với đường vành đai 5. Xây dựng các nút giao thông khác mức trực thông giữa đường đô thị giao cắt với đường cao tốc.

b) Chuẩn bị kỹ thuật

Xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa riêng với nước thải sinh hoạt. Đối với một số vị trí khu mật độ trung bình thấp nhu cầu thoát nước thải thấp, xây dựng hệ thống thoát nước chung.

Hướng thoát nước mưa được tính toán phân chia thành nhiều lưu vực nhỏ phù hợp với địa hình tự nhiên và mạng lưới đường theo quy hoạch.

Xây dựng mương hở bao quanh dưới chân núi và được thoát ra các suối gần nhất đảm bảo khi mưa cường độ lớn nước không tràn vào các khu ở và khu chức năng của Thị xã. Tăng cường nạo vét, cải tạo các kênh trong khu vực để tăng khả năng thoát nước, tận dụng địa hình xây các hồ chứa nước đồng thời làm hồ cảnh quan cho đô thị.

c) Cấp nước

Chọn nguồn nước sông Thương, sông Kinh Thầy và hồ Bến Tắm kết hợp với nguồn nước ngầm hiện có để cấp nước cho toàn huyện Chí Linh.

Giữ nguyên công suất nhà máy nước ngầm Sao Đỏ 4000 m3/ngđ. Xây dựng nhà máy nước Phả Lại công suất đợt đầu 10000 m3/ngđ, công suất dài hạn 20000 m3/ngđ, khai thác nguồn nước mặt sông Thương. Xây dựng nhà máy nước Chí Minh công suất đợt đầu 27000 m3/ngđ, công suất dài hạn 36000 m3/ngđ, khai thác nguồn nước mặt sông Kinh Thầy.

Cấp nước nông thôn được đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp khả năng nguồn nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phong tục tập quán từng vùng.

d) Cấp điện, thông tin liên lạc * Cấp điện

- Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt: Lấy theo tiêu chuẩn đô thị loại III - Nguồn điện cung cấp cho thị xã Chí Linh do nguồn điện của mạng lưới quốc gia cung cấp.

- Lưới điện: Đối với lưới truyền tải 110KV, giữ nguyên các đường dây truyền tại 500KV, 220KV, 110KV trong khu vực thị xã. Đối với lưới trung áp 22KV, các tuyến 22KV hiện có vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên các đường dây đi qua các khu vực xây dựng mới cần thay thế dùng dây bọc nhựa cách điện PVC để đảm bảo an toàn.

- Hoàn chỉnh toàn bộ mạng lưới chiếu sáng của thị xã. Khu vực vườn hoa công viên bố trí chiếu sáng các loại đèn trang trí phù hợp cảnh quan đô thị. Các thiết bị chiếu sáng dùng loại hiện đại tiết kiệm điện năng.

e) Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường * Thoát nước thải

Nước mưa và nước thải được thiết kế thành hai hệ thống riêng biệt. Nước thải sinh hoạt được thu gom và đưa về các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép mới được thải ra môi trường

Từng khu/cụm công nghiệp sẽ xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn và đưa về trạm xử lý nước thải công nghiệp để xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép mới được thải ra môi trường.

* Chất thải rắn

Xây dựng nhà máy xử lý CTR năm 2025 theo dự án đã phê duyệt tại ranh giới xã Bắc An và Lê Lợi, với diện tích 4,5 ha công xuất 1-100 tấn/ngđ, sau khi mở rộng đạt 200 tấn/ngày (tỷ lệ CTR chôn lấp đạt dưới 10% khối lượng thu gom).

Đề xuất theo quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, toàn bộ lượng CTR công nghiệp, CTR nguy hại của thị xã đưa về khu xử lý CTR tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Tại điểm dân cư phân tán: nếu không thuận lợi thu gom, xã có thể tự giải quyết bằng cách tập trung lại và đốt hàng ngày tại nhà, hoặc ngâm ủ, phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.

Chất thải của các trang trại chăn nuôi cần được phân hủy tại chỗ bằng các bể Biogas tại mỗi hộ gia đình có trang trại.

* Nghĩa trang

Cải tạo nhà tang lễ tại bệnh viện đa khoa thị xã, xây dựng xong nhà tang lễ tại khu Hoa Lạc Viên (15 ha) vào năm 2015 và quy hoạch xây dựng nghĩa trang mới tại khu vực đồi núi phía nam thị xã tại xã An Lạc với diện tích 23 ha (năm 2025). Nghĩa trang có lò hòa tang, đáp ứng nhu cầu người dân thị xã và vùng phụ cận nhằm giảm diện tích chiếm đất, giảm ô nhiễm môi trường.

Cải tạo, tổ chức lại các nghĩa trang, nghĩa địa hiện có thành hệ thống công viên nghĩa trang, đảm bảo vệ sinh môi trường.

3.1.1.5. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến hết năm 2015

1. Chương trình quy hoạch khu hành chính và khu Văn hóa - Thể thao 2 với quy mô 3,53 ha.

2. Dự án xây dựng Cung thiếu nhi.

3. Dự án nâng cấp nhà máy nước Sao Đỏ từ công xuất 4.000m3/ng.đ lên 8.000 m3/ng.đ.

4. Dự án cấp nước sinh hoạt khu Hố Dầu, xã Hoàng Hoa Thám giai

Một phần của tài liệu Thực trạng về quy hoạch xây dựng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)