Giải pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng về quy hoạch xây dựng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng (Trang 63 - 64)

7. Nội dung chính của luận văn

3.2.1. Giải pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách

Hiện nay công tác quy hoạch đang được điều chỉnh bởi rất nhiều Luật và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết. Nhưquy hoạch đô thị được điều chỉnh tại Luật Quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng vùng, các điểm dân cư nông thôn, khu chức năng đặc thù tại Luật Xây dựng; quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai; đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch tại Luật Bảo vệ môi trường... Ngoài ra tại các luật chuyên ngành (Luật Giao thông

đường bộ, Luật Giao thông đường sắt, Luật Điện lực, Luật Du lịch...) đều có chương, mục về quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực tương ứng. Riêng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lại chỉ được điều chỉnh bằng Nghị định của Chính phủ. Do đó các quy định tại các Luật và Nghị định liên quan đến quy hoạch ít nhiều mâu thuẫn với nhau dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, kém hiệu quả của hệ thống quy hoạch.

Ngoài ra trong các văn bản pháp luật cũng chưa có những quy định đầy đủ, chặt chẽ, thống nhất về nội dung, tính pháp lý của quy hoạch cũng như các quy định về tổ chức triển khai, giám sát thực hiện quy hoạch dẫn đến các hạn chế của công tác quy hoạch. Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện đã được nghiên cứu phù hợp với điều kiện, xu thế phát triển chung, nhưng trong từng tình huống cụ thể vẫn rất khó để vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý và chính xác.

Chính vì thế, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là về hệ thống quy hoạch, có giải pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách là một trong những giải pháp quan trọng cần thực hiện đầu tiên khi muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Việc hoàn thiện để sớm cho ra đời một cơ chế quản lý chung thống nhất trong cách quản lý, vừa phù hợp với các quy định hiện hành lại vừa phù hợp với thực tế yêu cầu tại địa phương là việc hết sức cần thiết. Đây có thể coi là công cụ để người lao động (chính là cơ quan quản lý nhà nước) hoạt động phù hợp, dễ dàng, hiệu quả cao hơn cho chính công việc của mình, cũnglà khung pháp lý dễ hiểu, dễ thực hiện nhất của đối tượng chịu tác động là các đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp hay chính người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng về quy hoạch xây dựng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)