4.2.2.1 Kết quả EFA đối với các nhân tố Biến độc lập
Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm khi tiến hành phân tích nhân tố:
- Kiểm định giả thuyết các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể dựa vào hệ số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) và kiểm định Barlett. Phân tích nhân tố là thích hợp khi hệ số KMO ≥ 0.5 và mức ý nghĩa Barlett ≤ 0.05 (Hair và cộng sự, 2006).
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5 , tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 (Hair và cộng sự, 2006).
- Chọn các nhân tố có giá trị EigenValue ≥ 1 và phương sai trích được ≥ 50% (Anderson và Gerbing, 1988).
- Khác biệt về hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Thực hiện phân tích nhân tố EFA với các biến độc lập đạt tiêu chuẩn. Kết quả phân tích nhân tố khám phá như sau:
Kiểm định Bartlett’s cho (p_value) sig=0.000 < 0.05. Điều này đã bác bỏ giả thuyết Ho (Ho: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể). Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau. Đồng thời hệ số KMO là 0.856 (0.5 < KMO < 1), chứng tỏ phân tích nhân tố cho việc nhóm các biến này lại với nhau là thích hợp. Tổng phương sai trích đạt 66.795% > 50%, nhưng khi thực hiện phân tích nhân tố theo Principal Components với phép quay Varimax: 3 biến quan sát BD3, BD5 và HH4 tải lên 2 nhân tố (BD3 tải lên nhân tố số 3 và 5, BD5 tải lên nhân tố 1 và 3, HH4 tải lên nhân tố 4 và 5), khác biệt hệ số tải của biến quan sát HH4 giữa nhân tố 4 và 5 nhỏ hơn 0.3. Loại biến HH4 ra khỏi thang đo.
Tiếp tục chạy EFA sau khi loại HH4, có 6 nhân tố được rút trích tại mức giá trị Eigenvalues là 1.443 (> 1) với tổng phương sai trích bằng 67.894% (>50%). Tổng phương sai trích cho biết 6 nhân tố này giải thích được 68% biến thiên của dữ liệu. Với phép quay Varimax cho thấy tất cả các nhân tố có hệ số truyền tải lên nhân tố đạt yêu cầu (>0.5), đảm bảo mức ý nghĩa trong phân tích nhân tố. Hệ số KMO = 0.851 (0.5 < KMO < 1), mức ý nghĩa Sig.= 0.000 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp. Giả thuyết về ma trận tương quan tổng thể là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện trong phân tích nhân tố.
(Số liệu chi tiết kết quả phân tích EFA cho biến độc lập được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 4.3)
4.2.2.2 Kết quả EFA đối với các nhân tố của biến phụ thuộc
03 biến quan sát của thang đo “HL” được phân tích theo phương pháp Principal Components với phép quay Varimax. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s cho thấy: Giả thiết Ho là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể đã bị bác bỏ bởi kiểm định Bartlett’s (sig=0.000 < 0.05). Đồng thời hệ số KMO = 0.684 (0.5 < KMO < 1), chứng tỏ phân tích nhân tố cho việc nhóm các biến này lại với nhau là
hoàn toàn phù hợp. Phân tích EFA trích được 1 nhân tố tại mức giá trị Eigenvalues là 2.255 (>1) và tổng phương sai trích được là 75.172% (> 50%); tức là khả năng sử dụng của 01 nhân tố này để giải thích cho 3 biến quan sát ban đầu là 75%.
Bảng 4.2 – Kết quả phân tích nhân tố - biến phụ thuộc Component Matrixa Component 1 HL2 .912 HL3 .849 HL1 .837
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) (Số liệu chi tiết kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc được thể hiện chi tiết tại
Phụ lục 4.4)
Như vậy, các kết quả thu được từ độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên cho thấy các thang đo khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy
Bảng 4.3 - Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo Biến Nhân tố Tổng biến quan sát Độ tin cậy (Alpha) Phương sai trích (%) Đánh giá Biến độc lập Sự tin cậy 5 0.869 67.894 Đạt yêu cầu Sự hiệu quả 4 0.839 Sự bảo đảm 5 0.851 Phương diện hữu hình 5 0.818 Sự đồng cảm 5 0.857
Chi phí 3 0.819
Biến phụ
thuộc Sự hài lòng 3 0.828 75.172%
Đạt yêu cầu
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) 4.2.2.3 Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo
Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhân tố trích ra đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy. Cả 06 thành phần của Biến độc lập và 01 thành phần của Biến phụ thuộc đều được giữ nguyên như mô hình đề xuất ban đầu:
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Bảng 4.4 – Bảng tóm tắt các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung
H1
Sự tin cậy có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet banking cá nhân của ngân hàng Techcombank Sự hài lòng của khách hàng Sự tin cậy (TC) Sự hiệu quả (HQ) Sự bảo đảm (BĐ) Phương tiện hữu hình (HH)
Sự đồng cảm (CX) Giá cả (CP)
H2
Sự hiệu quả có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet banking cá nhân của ngân hàng Techcombank
H3
Sự bảo đảm có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet banking cá nhân của ngân hàng Techcombank
H4
Phương tiện hữu hình có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet banking cá nhân của ngân hàng Techcombank.
H5
Sự đồng cảm có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet banking cá nhân của ngân hàng Techcombank.
H6
Chi phí có tác động ngược chiều đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet banking cá nhân của ngân hàng Techcombank.
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS)