Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ rào đón trong tác phẩm của vi hồng (Trang 38 - 39)

6. Bố cục của luận văn

1.4.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

1.4.2.1. Ngôn ngữ là hiện thân, là biểu trưng của văn hóa

Ngôn ngữ không phải chỉ là âm thanh hay chữ viết mà là những âm thanh và chữ viết có ý nghĩa. Ý nghĩa bao giờ cũng gắn liền với một ngữ cảnh. Ngữ cảnh, hiểu theo nghĩa rộng chính là văn hóa.

Như trên đã nói, khái niệm văn hóa rất rộng. Văn hóa, trước hết là một hệ thống biểu trưng và ý nghĩa (system of symbols and meanings) mà một cộng đồng đã tạo ra, và đến lượt nó góp phần tạo ra cộng đồng, trong đó, mọi người tồn tại không phải như những cá nhân riêng lẻ mà là những thành viên của cộng đồng. Từ cộng đồng hình thành hệ thống biểu tượng và ý nghĩa, dần dần tạo dựng và củng cố các hệ thống niềm tin và giá trị; từ đó xây dựng các hệ thống thiết chế xã hội và chính trị cũng như các phong cách ứng xử, bao gồm từ ngôn ngữ thân thể đến cách ăn mặc, ăn uống và các phong tục tập quán khác; cuối cùng, dần dần hình thành các sản phẩm văn hóa...

Như vậy, mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ là mối quan hệ gắn bó mật thiết. Theo J.A. Fishman, mối quan hệ ấy có thể được nhìn thấy ở ba biểu hiện: ngôn ngữ là một phần của văn hóa; ngôn ngữ là một chỉ số (index) của văn hóa và ngôn ngữ là biểu trưng (symbolic) của văn hóa. Theo Claire

Kramsch, mối quan hệ ấy cũng có ba biểu hiện chính: ngôn ngữ diễn tả thực tại văn hóa; ngôn ngữ nhập thể vào hiện thực văn hóa và ngôn ngữ biểu tượng.

Có thể thấy, ngôn ngữ là hiện thân, biểu trưng của văn hóa trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, ngôn ngữ là kho lưu trữ và đồng thời là biểu hiện của ký ức tập thể hoặc ký ức văn hóa của cả một cộng đồng.

Thứ hai, ngôn ngữ là một trong những phương tiện chính để lưu truyền văn hóa.

Thứ ba, sử dụng ngôn ngữ dưới hình thức nói hoặc viết, bao giờ cũng là một quá trình kết hợp và lựa chọn: kết hợp từ theo một trật tự cú pháp nhất định; và lựa chọn từ để thể hiện điều mình muốn truyền đạt trên cả hai bình diện: biểu ý và biểu cảm.

Như vậy, ngôn ngữ là hiện thân, là biểu trưng của văn hóa.

1.4.2.2. Văn hóa chi phối việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp

Như trên đã nói, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ là hiện thân của văn hóa và ngược lại văn hóa cũng chi phối việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp.

Sử dụng ngôn ngữ, dưới mọi hình thức bao giờ cũng là sự kết hợp và lựa chọn ngôn ngữ thông qua lăng kính chủ quan của người viết. Đối với các nhân vật giao tiếp khác nhau, mang các màu sắc văn hóa khác nhau, được các nhà văn lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Chính vì vậy, có thể thấy văn hóa đã chi phối trong việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ rào đón trong tác phẩm của vi hồng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)