6. Bố cục của luận văn
3.4. Biểu thức rào đón thể hiện tính cách nhân vật
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới bằng hình tượng. Bản chất văn học là mối quan
hệ đối với đời sống. Nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Có thể nói chức năng chung của nhân vật văn học là khái quát các quy luật về nhân cách. Và qua nhân vật, nhà văn tổ chức tác phẩm để thể hiện quan niệm, tư tưởng, thái độ của tác giả trước cuộc đời. Vì vậy khi nghiên cứu nhân vật văn học như một hiện tượng văn học, chúng ta cần nhìn nhận toàn diện chức năng chung của nó trong thế giới nghệ thuật.
Một trong những yếu tố làm nên thành công trong truyện ngắn của Vi Hồng chính là cách xây dựng thế giới nhân vật độc đáo với những “mã” ngôn từ riêng làm nên đặc trưng của nhân vật. Tìm hiểu các biểu thức rào đón của nhân vật trong truyện ngắn của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy: ứng với từng tuyến nhân vật nói chung và từng nhân vật nói riêng sử dụng các biểu thức rào đón khác nhau.
Người đọc có thể nhận ra một cô Nọi - học giỏi, lịch sự, thông minh, giàu ý chí, … ngay trong mỗi câu chữ cô nói ra.
Ví dụ:
(162) Anh Đoác ạ, em cảm ơn mối tình anh đã dành cho em, nhưng em
không thể yêu được anh. Trên trời thiếu gì mây, mặt đất thiếu gì hoa đẹp. Mây hồng đầy trời, hoa đẹp tràn mặt đất. Anh hãy chọn bông hoa đẹp nhất anh yêu, chọn đám mây đẹp nhất làm vầng hào quang cho cuộc đời anh! Em chỉ là bông hoa thường chưa nở, đám mây bạc lạc cuối trời. (Vào hang, tr.25)
Trong lời thoại của Nọi với Đoác, Nọi dùng hành vi rào đón với ý cảm ơn từ chối lời tỏ tình của Đoác. Hành vi hô gọi “Anh Đoác ạ!” bên cạnh việc làm đúng chức năng hô/ gọi nhân vật Đoác thì việc gọi đích danh cũng thể hiện sự chỉ định đích danh đối tượng. Cách gọi hàm chứa sự tôn trọng, cảm kích tấm lòng của Đoác dành cho cô. Đồng thời, sau hành vi cảm ơn để từ chối, Nọi đã dùng hình ảnh hoa, mây để lí giải cho cái hành vi từ chối của mình bởi ở ngoài kia còn có rất nhiều cô gái xinh đẹp và mình chỉ là một đóa hoa thường, một đám mây bạc lạc cuối trời. Điều này thể hiện Nọi là cô gái thông minh, lịch sự, khéo léo, chân thành,…
Hay đó là cách nhìn nhận con người trước thói nịnh mà Hồi nói với Hoàng sau rất nhiều năm chiêm nghiệm, nhận định và kết luận. Hồi và Hoàng đều thể hiện rõ tính cách của mình trong hội thoại sau:
(163) Thấy Hồi bước vào nhà, Hoàng vui vẻ lên tiếng:
- Hồi lại chơi à! Ngồi xuống ghế đi - Hoàng vẫn nói tiếng Tày với Hồi để tỏ thân mật như trước.
(...) Dạo này không hiểu sao tôi với ông hình như trẻ đến vài tuổi! (...) Ông lại nói câu giã cối giã gạo, câu chọc lỗ mũi cho tôi rồi!
Hồi tiếp - Nhưng hôm nay tôi tới chỗ anh là có chuyện cần bàn với anh! Chính vì uy tín của anh nên tôi cần nói lại với anh cho hết nhẽ! Đó là chuyện anh kiên quyết giữ thằng Ba ở lại.
Khổ quá! Tôi đã nói với anh nhiều lần rồi! Nó là thằng học không giỏi nhưng nó rất ngoan, hết sức ngoan. (...) Tôi đã nói với anh nhiều rồi. Nó sẽ trở nên khá, nhất là khi được các thầy cô kinh nghiệm như anh kèm cặp! Tôi cũng biết nó hay nịnh nhưng xem ra cũng không phải là nó nịnh quá đáng.
Anh Hoàng ạ, tôi thấy ít có người nghe nịnh mà lại biết được cái mức độ nịnh, nhất là những kẻ nịnh đã có nghệ thuật! Nịnh có nghệ thuật anh ạ. Nhưng có điều này tôi cần nói với anh - và cũng với cả riêng tôi - là kẻ càng nịnh khéo bao nhiêu thì kẻ đó kém tài năng bấy nhiêu! Sự nịnh và sự kém cỏi, dốt nát thường là tỷ lệ thuận anh ạ!. (Người trong ống tr.29)
Trong ví dụ trên, Hoàng để đạt được mục đích của mình, giữ Ba ở lại làm giảng viên, làm nghiên cứu, đã tỏ ra rất thân mật đối với Hồi (người có ý kiến trái chiều với mình). Ngay từ đầu khi Hồi bước chân vào nhà, Hoàng đã tỏ ra cực kì vồn vã, mời Hồi ngồi. Sau đó, Hoàng tiếp tục khen chúng ta đều trẻ. Dù Hồi có ý phản đối và ra mặt phản đối hành động của mình nhưng Hoàng vẫn bảo lưu ý kiến vẫn cố gắng thanh minh.
Hồi ngược lại, dù biết rõ bản chất của Hoàng và Ba, nhưng vẫn tỏ ra rất điềm đạm, vẫn cố gắng giải thích cho Hoàng hiểu. Đặc biệt phần hô gọi
“Anh Hoàng ạ” làm mềm hóa lời thoại và kéo gần khoảng cách giữa Hồi với Hoàng bằng sự tôn trọng, thân tình ẩn trong đó. Đặc điểm này cũng xuất hiện rất phổ biến.
Bên cạnh các nhân vật như Nọi, Hồi thì các nhân vật như Hoàng, On, Lạ, Lạng… cũng rất hay sử dụng các biểu thức rào đón trong giao tiếp. Các biểu thức rào đón thường là các câu và nội dung thường ít đề cập trực diện đến lõi sự tình. Điều này nhằm kéo gần khoảng cách các nhân vật và giảm khả năng đe dọa thể diện của người đối thoại.
Khác với các nhân vật thanh niên, các nhân vật lớn tuổi (vợ chồng cụ già mang con đến cấp cứu trong truyện “Người trong ống” hay bố Phàn trong “Tháng năm biết nói”,... Chẳng hạn:
Vợ chồng ông cụ trong người trong ống dùng biểu thức rào đó có hành vi là hô gọi để thông báo cho bác sĩ thủ tục (giấy tờ phẫu thuật) cho con mình chưa xong:
(164) “Thưa bác sĩ viện trưởng, cháu nó chưa làm thủ tục ạ!
(Người trong ống trong ống, tr.7) Biểu thức rào đón được thực hiện bằng hành vi xưng hô “Thưa bác sĩ
viện trưởng! (…)… ạ” một mặt thực hiện chức năng hô/ gọi; mặt khác thể hiện
sự tôn trọng và nhờ vả.
Hay đó là biểu thức rào đón với hành vi kể xuất phát từ người cán bộ cấp cao đã được Huy cứu chữa khi bị áp xe gan. Mục đích đến cảm ơn của vợ chồng ông chịu sự tác động trái chiều: một bên là tục lệ của người Tày - một bên là quy tắc hành chính.
(165) “Tôi là bệnh nhân của bác sĩ... Tôi là người áp xe gan đã chết...
một mình bác sĩ... có ý kiến cứu sống tôi. Theo phong tục người Tày chúng tôi trong những trường hợp như thế này thì phải có lễ lớn lễ to để “trả rễ cây thuốc”, trả “nghĩa sinh lại”, nhưng tôi là cán bộ, anh thông cảm! (Người trong
Khác với các nhân vật chính diện, các nhân vật phản diện như Đoác, lão Tạp Tạng, Ba, Cháp Chá,… lại sử dụng các biểu thức rào đón theo hai hướng:
Đối với những người có lợi cho mình thì các nhân vật này rất hay sử dụng các biểu thức có từ hô gọi kết hợp với các hành vi thiên về biểu cảm như:
bày tỏ, vui, buồn,… Chẳng hạn:
(166) “Thưa thầy, em cũng đồng ý với các thầy là… Dứt khoát là bệnh
nhân ung thư gan ạ”. (Người trong ống, tr.46)
Khi Giám đốc Hoàng hỏi Ba ý kiến về tình trạng bệnh của bệnh nhân, Ba đã dùng biểu thức rào đón bắt đầu bằng hành vi hô/ gọi “Thưa thầy!” và hành vi đồng tình với ý kiến nhận định của Giám đốc Hoàng trước khi đưa ra nhận định của mình. Lời thoại về mặt hình thức không vi phạm nhưng về mặt nội dung có sự vi phạm: hai lần đồng ý và hành vi khẳng định “dứt khoát là bệnh ung thư”.
Tuy nhiên, khi giao tiếp với nhân vật là bệnh nhân hoặc những người nhà bệnh nhân, Ba lại thường sử dụng những hành vi ra lệnh có tính răn đe trước hành vi giải thích:
(167) Bà không được gọi tôi là quan viện trưởng! Thời đế quốc phong
kiến của cụ mới gọi là quan! (Người trong ống, tr.15)
Các biểu thức rào đón có mô hình giống của nhân vật Ba xuất hiện trong rất nhiều các nhân vật khác như: Đoác, Ba, lão Tạp Tạng,…
Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Vi Hồng từ góc độ biểu thức rào đón, chúng tôi nhận thấy: Mỗi nhóm nhân vật từ chính diện đến phản diện, từ người dân đến cán bộ,… đều có một số biểu thức rào đón điển hình được sử dụng. Thông qua các biểu thức hình tượng nhân vật được sáng tỏ và mỗi nhân vật đã “hoàn thành” nhiệm vụ được kí thác của nhà văn.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu các biểu thức rào đón của nhân vật trong truyện ngắn Vi Hồng, chúng ta như sống trong những câu chuyện về cuộc sống của cư dân núi rừng Việt Bắc. Cảm nhận niềm tin, khát vọng, muốn được yêu thương và khẳng định sự chung thủy, thiết tha của những con người giàu lòng
yêu thương. Nhưng đồng thời không đồng tình, giận dữ,… với những nhân vật giả dối, nịnh hót. Bước qua những trang văn của Vi Hồng là những cung bậc tình cảm xen lẫn là những khoảng sáng và khoảng tối trong cộng đồng dân cư tự ngàn đời vẫn luôn tồn tại.
3.5. Tiểu kết
Qua thống kê các BTRĐ trong các tác phẩm của Vi Hồng, cho thấy BTRĐ có thể được cấu tạo là từ, cụm từ hoặc câu.
Trong tiếng Việt nói chung và hội thoại trong một số tác phẩm của nhà văn Vi Hồng nói riêng, BTRĐ có tần số xuất hiện không nhiều nhưng đem lại những hiệu quả giao tiếp rất lớn.
Bằng việc rào đón một nội dung thông tin và hiệu quả ngoài lời, BTRĐ góp phần làm giảm nguy cơ đe dọa sự tương tác, tăng tính lịch sự trong giao tiếp và góp phần làm cho phát ngôn uyển chuyển, liên tục hơn.
Qua khảo sát cho thấy, ở mỗi biểu thức rào đón, Vi Hồng có nhiều cách để nhân vật trong tác phẩm của mình sử dụng các biểu thức rào đón chuyên biệt. Điều này cho thấy khả năng sử dụng hành vi rào đón nói chung và các hành vi khác nói riêng trong việc miêu tả nhân vật của Vi Hồng. Qua việc thống kê cho thấy, các biểu thức rào đón rất phong phú ở các nhân vật tham gia giao tiếp, cho thấy biệt tài của nhà văn.
Hành động rào đón trong tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng cũng thể hiện được nét văn hóa tiêu biểu của người Tày. Vi Hồng đã sử dụng vốn từ địa phương để thể hiện nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc như sử dụng các từ đệm như à, mà thôi, ngần ấy… Thêm vào đó, nhà văn cũng đã sử dụng cách nói của dân tộc Tày là hay so sánh, liên tưởng, nói có hình ảnh trong các tác phẩm của mình.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát, thống kê, tìm hiểu BTRĐ trong tác phẩm Vi Hồng có thể nhận thấy:
1. Trong tiếng Việt nói chung và hội thoại trong tác phẩm Vi Hồng nói riêng, BTRĐ có tần số xuất hiện không nhiều nhưng mang lại hiệu quả giao tiếp tốt. BTRĐ góp phần làm giảm nguy cơ đe dọa sự tương tác, tăng tính lịch sự trong giao tiếp và góp phần làm cho phát ngôn uyển chuyển, liên tục hơn.
2. Về đặc điểm ngữ pháp, BTRĐ trong văn xuôi Vi Hồng có thể có cấu tạo là từ, cụm từ và câu/ chuỗi câu. Trong đó, cấu tạo bằng cụm từ chiếm số lượng nhiều nhất. Các dạng biểu thức rào đón có cấu tạo là câu hoặc chuỗi các câu thường ít xuất hiện hơn và chỉ được người nói sáng tạo ra để sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, mang tính cá biệt. BTRĐ cho các hành động ngôn từ nói chung, hành động biểu hiện, cầu khiến, biểu
cảm và cam kết nói riêng, được sử dụng nhiều trong văn xuôi của Vi Hồng.
Đối với mỗi loại hành động ngôn ngữ nói riêng, BTRĐ được sử dụng với những giá trị riêng và các nhân vật tham gia giao tiếp đều sử dụng BTRĐ để đạt được mục đích giao tiếp của mình.
3. Về vai trò ngữ dụng của BTRĐ trong văn xuôi Vi Hồng, có thể thấy, biểu thức rào đón giúp người nói tránh vi phạm các phương châm hội thoại, bao gồm các phương châm về lượng, phương châm về chất. Ngoài ra, biểu thức rào đón góp phần thể hiện tính lịch sự trong hội thoại. Các BTRĐ với phép lịch sự trong văn xuôi của Vi Hồng đều có một đặc điểm chung là làm giảm nhẹ trách nhiệm của người nói, bù đắp cho hành vi đe dọa thể diện hoặc những ý kiến của người nói đối với người nghe.
Biểu thức rào đón còn là một hiện tượng ngôn ngữ mang đậm đặc trưng văn hoá giao tiếp của từng dân tộc, trong đó có người Việt nói chung và người Tày nói riêng. Do sự chi phối của tính cộng đồng và tính trọng tình của người Việt, mà người Việt thường sử dụng các biểu thức rào đón khi làm tổn
thương người nghe. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong văn xuôi Vi Hồng có 2 loại BTRĐ là: lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực. Ngoài ra, qua xưng hô có thể thấy được tính lịch sự của những người tham gia giao tiếp.
Cách sử dụng BTRĐ của Vi Hồng cũng cho thấy nét văn hóa của đồng bào dân tộc. Qua rào đón có thể thấy, người dân tộc đã tránh nói trực tiếp ý nghĩ của mình mà thể hiện suy nghĩ qua các so sánh ví von, nhờ vậy mà đạt được mục đích giao tiếp của mình. Và những thứ được đem ra so sánh thường là những thứ gắn liền với cuộc sống với sinh hoạt của người dân. Qua việc tìm hiểu các biểu thức rào đón trong văn xuôi Vi Hồng, chúng ta cũng cảm nhận được niềm tin, khát vọng, muốn được yêu thương và khẳng định sự chung thủy, thiết tha của những con người giàu lòng yêu thương. Nhưng đồng thời không đồng tình, giận dữ,… với những nhân vật giả dối, nịnh hót. Như vậy, biểu thức rào đón trong cuộc sống nói chung, phản ánh trong các tác phẩm văn học nói riêng, chủ yếu với mục đích giữ hòa khí, xây dựng mối quan hệ và đạt được mục đích giao tiếp của các đối tượng tham gia giao tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (2001), “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn”, Tạp chí Ngôn ngữ số 7, tr 17-20. 2. Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp Tiếng Việt,
NXB Giáo Dục, Hà Nội, tr. 204.
3. Chử Thị Bích (2002), “Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện phép lịch sự trong hành vi cho, tặng”, Tạp chí Ngôn ngữ (5), tr 52-56. 4. Brown G.- Yule G. (2002), Phân tích diễn ngôn (Người trong ống dịch: Trần
Thuần), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Brown P. - Levison C. (1987), Politeness. Some universals in language usage, Cambridge University Press
6. Đỗ Hữu Châu - Đỗ Việt Hùng (2007), Giáo trình ngữ dụng học, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (1992), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Tạp chí Ngôn ngữ số 2, tr 6-13.
8. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Đỗ Hữu châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2 (phần Ngữ
dụng học), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 273
11. Trần Mai Chi (2005), " Cách biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến bằng các phát ngôn lảng tránh", Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr. 41
12. Nguyễn Đức Dân (1998), “Bểu thức ngữ vi”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr 11-22. 13. Nguyễn Đức Dân (1998),Ngữ dụng học Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội
14. Nguyễn Văn Độ (1995), “Về việc nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp”, Tạp
chí Ngôn ngữ số 1, tr 53-58.
15. Vũ Tiến Dũng (1997), Bước đầu khảo sát một số phương tiện diễn đạt tình
thái lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư