Biểu thức rào đón với việc thể hiện lịch sự chuẩn mực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ rào đón trong tác phẩm của vi hồng (Trang 98 - 101)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Biểu thức rào đón với việc thể hiện lịch sự chuẩn mực

3.2.2.1. Xưng hô và phép lịch sự chuẩn mực trong tiếng Việt

Theo Từ điển tiếng Việt, xưng hô là “Tự xưng mình và gọi người khác là

gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”. Xưng là hành động của người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự quy chiếu mình của người nói (ngôi 1). Hô là hành động của người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe (ngôi 2) vào trong lời nói.

Từ ngữ xưng gọi nói chung trong tiếng Việt đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau với các tác giả khác nhau như: Nguyễn Phú Phong, Bùi Minh Yến, Nguyễn Văn Chiến, Đỗ Kim Liên, Nguyễn Minh Thuyết, Lê Thanh Kim…

Qua việc xưng hô, người nói xác lập khung quan hệ giữa mình với người tiếp thoại và với sự vật được nói tới. Xưng hô cũng chính là cách người nói tự bộc lộ nhận thức, vị trí, tình cảm của mình trong quan hệ đối với người tiếp thoại.

Xưng hô là hành động nói có quan hệ khá rõ ràng với phép lịch sự trong giao tiếp. Đối với tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô có một vai trò quan trọng là tham gia biểu hiện tính lịch sự. Vi phạm các chuẩn mực trong xưng hô thường là vi phạm phép lịch sự tối thiểu của người Việt. Trong giao tiếp, người nói phải xác định rõ được vai giao tiếp của mình và của người đối thoại để sử dụng từ xưng hô cho thích hợp. Xưng hô phù hợp với vai giao tiếp mà mỗi cá nhân đang có trong cuộc thoại chính là xưng hô theo tôn ti, thứ bậc. Xưng hô theo đúng tôn ti, thứ bậc được thể hiện bằng các cặp xưng hô trong quan hệ gia tộc và sau đó chuyển các cặp từ xưng hô đó thành xưng hô ngoài xã hội. Chẳng hạn: bố - con, mẹ - con, bác - cháu, cô - cháu, chị - em, anh - em... Xưng hô đúng tôn ti, thứ bậc là cách xưng hô giữ nguyên vai giao tiếp và khoảng cách các mối quan hệ gia đình, xã hội giữa các cá nhân tham gia cuộc thoại. Trong mối quan hệ bất bình quyền giữa các cá nhân trong cuộc thoại, xưng hô theo tôn ti, thứ bậc thường gắn với phép lịch sự theo lối tôn trọng. Tuy nhiên, trong giao tiếp, vai giao tiếp có thể thay đổi và kéo theo nó cũng thay đổi cặp từ xưng hô giữa những người tham gia cuộc thoại. Như vậy, có thể thấy, xưng hô luôn chịu áp lực chuẩn mực về mặt xã hội và lựa chọn cặp từ xưng hô nào là do khoảng cách quan hệ tình cảm, vai giao tiếp giữa họ với nhau quyết định.

Trong giao tiếp, bên cạnh cách xưng hô theo đúng tôn ti, thứ bậc, người Việt có xu hướng xưng hô tạo nên tính thân mật. Tức là cách thức xưng hô rút ngắn khoảng cách quan hệ giữa người nói và người nghe.

Xưng hô không phải chỉ đơn thuần để xưng gọi mà còn để xác lập tương quan vị thế và mức độ thân hữu giữa người nói và người nghe. Và việc lựa chọn cách thức xưng hô không phải là việc ngẫu nhiên hay sáng tạo của cá nhân mà chịu sự chi phối áp đặt của chuẩn mực xã hội. Có thể khẳng định rằng từ xưng hô là phương tiện biểu hiện mạnh mẽ tính lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt.

Các biểu hiện của lịch sự chuẩn mực trong xưng hô tiếng Việt là lễ phép và đúng mực. Xưng hô lễ phép thể hiện sự tôn kính đối với người cao tuổi, những người có vị thế cao, những người có uy tín… trong mối tương quan với người nói. Xưng hô đúng mực là cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh và khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe; là cách xưng hô hợp chuẩn, tuân theo những ước định có tính khuôn mẫu trong tiếng Việt.

Xưng hô gắn với lịch sự trong tiếng Việt luôn hướng tới một phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Tức là khiêm tốn đối với mình và đề cao người trong giao tiếp.

3.2.2.2. Biểu thức rào đón cách thức xưng hô

Trong giao tiếp khi nói đến thể diện trước hết người ta nhấn mạnh đến các thuộc tính quan hệ như vị thế, tuổi tác, chức vụ, uy tín... Trong quá trình giao tiếp, người Việt rất có ý thức tuân theo các quy tắc đã được xã hội công nhận để giảm thiểu hiệu lực đe doạ thể diện xã hội đối với người đối thoại, tránh gây ra sự tổn hại đến quan hệ liên cá nhân.

Sự lựa chọn cách xưng hô sao cho phù hợp với quan hệ, thể hiện đúng thái độ, tình cảm của người nói với người nghe có một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của cuộc hội thoại. Như trên đã nói, trong giao tiếp để tỏ sự tôn trọng, người Việt thường sử dụng cách hô nâng bậc - dùng từ chỉ quan hệ trên hoặc chỉ người có độ tuổi cao để hô người không ở quan hệ trên hoặc chưa ở độ tuổi cao tương ứng. Ngược lại, để tỏ thái độ coi thường, khinh bỉ người nói dùng lối hô hạ bậc - đáng ở bậc trên nhưng dùng từ bậc dưới mà hô nói vi phạm cách ứng xử thông thường này: hô nâng bậc không phải để bày tỏ sự tôn trọng hoặc ngược lại hô hạ bậc lại là cách để bày tỏ tình thân hữu... Trong những trường hợp như thế người nói phải có sự rào đón.

Các BTRĐ này rất linh hoạt tuỳ theo nội dung, cảnh huống, con người cụ thể trong giao tiếp. Thông thường cách lựa chọn vai giao tiếp khác với giao tiếp thông thường nhằm các mục đích khác nhau của người nói.

(147) Ấy, đừng gọi anh là chú. Gọi anh là anh Cháp Chá thôi - Vừa nói, vừa cười, đôi mắt to thao láo hình như nhắm tịt lại, Cháp Chá giả hồn nhiên ngây thơ.

Cháu phải gọi chú bằng chú chứ. Chú đã bốn mươi, cháu vừa ngót hai mươi. Cháu gọi chú bằng anh thì có mà trời nói phạt cho đấy! Tô Ngần cười hì

hì, cái cười coi thường của một võ sĩ.

Lâu nay cháu vẫn gọi chú bằng chú. Nhưng từ nay trở đi cháu phải gọi

chú bằng anh. Anh thân thiết. Anh sẽ gọi em là em gái thân yêu! (Chồng thật vợ giả, tr.150)

Trong ví dụ trên, để có mối quan hệ tình cảm nam nữ yêu đương với Tô Ngần, Cháp Chá vốn gấp đôi tuổi của Tô Ngần, vốn vẫn xưng hô chú - cháu; nay muốn chuyển sang xưng hô anh - em cho tình cảm, thân mật. Lí do mà Cháp Chá đưa ra chính là rào đón “cho thân thiết”. Ngược lại, Tô Ngần vốn không có tình cảm với Cháp Chá nên muốn giữ cách xưng hô chú - cháu như trước kia. Lí do mà Tô Ngần đưa ra là “Chú đã bốn mươi, cháu vừa ngót hai

mươi. Cháu gọi chú bằng anh thì có mà trời nói phạt cho đấy”.

(148) Tôi nghe người ta đồn ầm khắp mường dưới, vang lừng mường trên

là cô có phép thiêng liêng màu nhiệm. Cô có thể cứu sống được người đã chết. ... Em xin ông chủ tịch tha tội cho em. Như ông đã biết bấy lâu, rằng em chỉ làm then vui vẻ… (Chồng thật vợ giả, tr.303)

Trong ví dụ trên, Cháp Chá chọn cách xưng hô tôi - cô và rào đón người

ta đồn để thực hiện mục đích của mình là muốn cô cứu sống bố mình. Tuy

nhiên, Thieo Mây cũng chọn cách xưng hô đặc biệt là em - ông chủ tịch và cách rào đón là như ông đã biết bấy lâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ rào đón trong tác phẩm của vi hồng (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)