6. Bố cục của luận văn
3.1.2. Biểu thức rào đón giúp người nói tránh vi phạm các phương
về chất
Phương châm này đòi hỏi người tham gia hội thoại hãy nói những điều mà mình tin là đúng và có bằng chứng xác thực. Tức là đề cập đến mức độ tin cậy, tính chính xác, đúng sai của những điều được nói ra.
Trong hội thoại, mức độ chân thực của thông tin là yếu tố quyết định hàng đầu cho việc lĩnh hội nội dung phát ngôn của người nghe. Bằng những cách thức khác nhau, người nói sẽ truyền đạt nội dung thông tin một cách chính xác để thuyết phục người nghe. Một trong những cách thức đem lại hiệu quả cao là sử dụng biểu thức rào đón.
Qua đây chúng tôi đưa ra cách hiểu về biểu thức rào đón phương châm về chất như sau: “Biểu thức rào đón phương châm về chất là những biểu thức ngôn ngữ mà người nói rào đón về mức độ chân thực của nội dung thông tin trong phát ngôn”.
Có hai kiểu biểu thức rào đón phương châm về chất:
1. Biểu thức rào đón khẳng định độ tin cậy chắc chắn của thông tin. 2. Biểu thức rào đón giảm nhẹ độ tin cậy chắc chắn của thông tin.
- Biểu thức rào đón khẳng định độ tin cậy chắc chắn của thông tin.
Trong hội thoại để đạt được hiệu quả giao tiếp người nói cần phải tôn trọng phương châm về chất. Hay nói khác đi là người nói cần phải cung cấp một lượng tin chính xác, đầy đủ. Để chứng tỏ mình đã cung cấp một lượng tin chính xác, người nói thường sử dụng biểu thức ngôn ngữ rào đón để khẳng định độ tin cậy chắc chắn của thông tin. Biểu thức ngôn ngữ này giúp người nghe có độ tin cậy chắc chắn vào tính đúng đắn của thông tin mà người nói đã nói ra. Ví dụ:
(101) Điều tôi sắp nói với anh, chắc chắn ngoài tôi ra chẳng thể có một người trong cơ quan ta lại có thể dám nói với anh. Dù đó là sự thật - cái sự thật có khi anh cũng chưa kịp nhận ra nó bằng lí trí. Đó là: hầu như mọi người trong cơ quan đều nói: "Ông Hoàng sắp về vườn, ông ấy đang sống gấp"! Trời! Sống gấp, có phải anh đang sống gấp không, anh Hoàng? (Người trong ống, tr.38)
(102) Em ơi, anh hứa với em chắc chắn anh sẽ làm cho hai họ của chúng ta cũng thương yêu nhau như chúng ta yêu nhau em ạ! (Vào hang, tr.25)
(103) Con đảm bảo với cụ là chỉ trong mười ngày chân cụ khỏi hoàn toàn! Bệnh này chỉ con mới chữa được, chứ Tây y cũng chịu! - Ba vừa như khoe vừa như khẳng định chắc chắn. (Người trong ống, tr.282)
(104) Ông Bình nói: Cậu Ba thì học cũng không thật khá - sức học để
các đồng chí phát biểu. Còn về lí lịch thì tôi đảm bảo đúng như trong lí lịch tự khai của cậu ta. Lý lịch hết sức trong sáng. Vì tôi với cậu ấy là người cùng xóm từ mấy đời nay. Các đồng chí phát biểu: có nên giữ lại hay không cho khách quan. (Người trong ống, tr.21)
Các biểu thức rào đón trong các ví dụ 101, 102 là các biểu thức rào đón mà người nói khẳng định chắc chắn về nội dung phát ngôn của mình, trong ví dụ 101 là khẳng định chỉ mình tôi dám nói lại với anh điều tôi sắp nói. Còn trong ví dụ 102 là lời hứa chắc chắn về sự tác động của người nói khiến cả hai họ yêu thương nhau.
Trong ví dụ 103, Ba khẳng định chắc chắn và đảm bảo cho mẹ Slam là sẽ chữa được chân cho bà và cũng khẳng định rằng không ai có thể làm được việc này.
Trong ví dụ 104, ông Bình bảo đảm lí lịch cho Ba để Ba có thể được giữ lại làm giảng viên, làm cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Ông khẳng định lí lịch của Ba hoàn toàn trong sáng, y như trong lí lịch Ba tự khai. Lí do ông Bình có thể đảm bảo chắc chắn điều đó là bởi vì ông Bình và Ba vốn là người cùng xóm với nhau. Vì cùng xóm với nhau nên hoàn cảnh gia đình, lí lịch gia đình, ông Bình có thể đảm bảo.
Những biểu thức rào đón: “chắc chắn”, “đảm bảo”, “tất nhiên”, “hiển nhiên”, “cố nhiên”... khi đi vào những phát ngôn trên có hiệu lực nhấn mạnh, khẳng định nội dung thông tin được nói ra là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở. Có cơ sở, bởi ở đây người nói đã dựa trên quy luật vận động của tự nhiên và tư duy logic về mặt ngôn ngữ để suy ý. Cách sử dụng biểu thức ngôn ngữ rào đón này tạo ra sự tin tưởng tuyệt đối ở người nghe về độ chính xác, chân thực của thông tin mà người nói đã cung cấp.
Không chỉ có vậy, khi muốn khẳng định độ tin cậy chắc chắn vào thông tin mà mình đã nói ra, người nói còn dùng những biểu thức ngôn ngữ rào đón chứng tỏ cho người nghe thấy rằng, thông tin mà họ nói ra mang tính khách quan như:
Ví dụ:
(105) Ôi… Tôi rất mừng. Người ta, ai cũng bảo chị đã bị “con trâu nhai
mất cái lưỡi, con diều tha cặp môi mất rồi”. (Người trong ống, tr.90)
(106) Ai lại nói thế. Xấu hổ chết chị nhỉ. - Đúng là cái giọng của con gái
mười sáu. (Chồng thật vợ giả, tr.190)
Bằng việc đưa vào phát ngôn của mình những biểu thức rào đón: “Người ta, ai cũng bảo”, “ai lại nói thế”... người nói đã chứng tỏ cho người nghe nhận thấy những thông tin mà người nói cung cấp là dựa trên “sự thừa nhận của số đông” (mọi người đều biết/ đều bảo/ đều tin...). Những biểu thức rào đón này
cho thấy người nói muốn khẳng định rằng: Không phải chỉ riêng họ chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của thông tin mà mình đã nói ra. Vì thế, nó đã tăng tính thuyết phục và tạo ra cách lập luận chặt chẽ đối với người nghe.
Trong giao tiếp, có những khi để đảm bảo tính chắc chắn đúng của thông tin mà mình sắp nói ra, người nói còn dùng hình thức rào đón lấy chính bản thân mình khẳng định niềm tin đó thậm chí có thể bằng những “cam đoan” hoặc thậm chí “thề độc”. Chẳng hạn như:
(107) Cô lại đến đây đòi nợ gì đây. Tôi đã hứa là cho cô đi học bác sĩ.
Tôi đã đền bù cô một cây vàng! (Người trong ống, tr.305)
(108) Em ơi, anh hứa với em chắc chắn anh sẽ làm cho hai họ của
chúng ta cũng thương yêu nhau như chúng ta yêu nhau em ạ! (Vào hang, tr.25)
(109) Anh hứa với Ngọc chắc chắn rằng: Sau khi em cưới, có thể ngay
ngày cưới anh sẽ ngắt bông hoa tinh khiết của em (Tháng năm biết nói, tr.241)
Trong ví dụ (107, 108, 109) người nói đã khẳng định thông tin của mình qua từ hứa. Hứa là tự ràng buộc mình vào nội dung và chắc chắn sẽ thực hiện nội dung mình đã hứa.
Khi sử dụng các biểu thức rào đón khẳng định độ tin cậy chắc chắn của thông tin chứng tỏ người nói muốn nhấn mạnh về độ chính xác của thông tin, từ đó thuyết phục người nghe. Có nhiều cách khác nhau để khẳng định thông tin được nói ra là đúng, song sử dụng những lời rào đón sẽ đem lại hiệu quả hơn cả. Do đó, biểu thức rào đón về độ chân thực của thông tin cũng khá phổ biến trong ngữ liệu của Vi Hồng đã khảo sát được. Có những trường hợp để người nghe hoàn toàn tin tưởng, người nói đã dùng biểu thức rào đón ràng buộc trách nhiệm của mình với điều được nói ra. Những biểu thức rào đón này có hiệu lực rào đón rất cao, tác động trực tiếp tới nhận thức, thái độ của người nghe, tạo niềm tin cho mỗi quan hệ giữa người nói và người nghe. Do đó, góp phần thúc đẩy cuộc thoại phát triển, đạt được đích mong muốn.
- Biểu thức rào đón giảm nhẹ độ tin cậy chắc chắn của thông tin
Trong giao tiếp, có đôi khi để làm giảm nhẹ độ tin cậy chắc chắn của thông tin, người nói còn dùng biểu thức rào đón như:
(110) Bố thấy người ta nói; con không được thật thà lắm. Em con đang
học trường Y Hà Nội cũng nói: nó nghe anh Ba, sống theo anh Ba. (Người trong ống, tr.192)
(111) Để đấy! Ở miền núi ấy à, người ta cứu người chết đuối như thánh! (Người trong ống, tr.203)
(112) Người ta bảo chú là người “bả sâu” (dở người) là “chái dẹn”
(hề) là gì gì nữa. (vào hang, tr.260)
(113) Người ta nói rằng, Hoàng là con nhà của giống chim công chim
cúc. (Tháng năm biết nói, tr.47)
(114) Ôi … chị nói thông minh quá. Thế mà có người cho rằng tâm hồn
cùng trí tuệ của chị cũng câm lặng như cái miệng của chị vậy. (Người trong ống, tr.91)
(115) Có lẽ cái Thảnh nó đã sắp sinh nở. Trăm nghìn việc em hãy lo
toan hộ anh vì hạnh phúc của chúng ta. (vào hang, tr.81)
(116) Lạng à, có lẽ anh cũng xin về hợp tác làm xã viên thôi! (vào hang, tr.222)
(117) Người yêu của nó nghe nói học cùng lớp, là con ông nọ bà kia. (Người trong ống, tr.193)
(118) Hình như bác có biết! Hôm chị Thảnh lên huyện “tập huấn” bác
có dặn chị rằng: Con đi cố mà học điều hay điều tốt. (Vào hang, tr.112)
(119) Hình như ba bốn năm về trước chị ấy cũng đã tưởng mình có
chửa với lão Đoác nhưng sau đó không phải... cô Nọi nói nhỏ với em vậy
(Vào hang, tr.112)
Trong những ví dụ trên, người nói đã sử dụng biểu thức rào đón: “nhiều người bảo”, “có người nói”, “ai cũng bảo”, “có lẽ”, “nghe nói”, “nghe đồn”, “hình như”… để thông báo rằng những thông tin sắp được nói ra sẽ không
đảm bảo độ chính xác. Đó là tin cũ mà họ đã được nghe, chứ không chịu trách nhiệm về tính chân thực của lượng tin này. Cách dùng biểu thức rào đón này giúp người nói không phải chịu trách nhiệm về tính đúng/ sai của nội dung thông tin mà mình đã cung cấp.
Ngoài ra để giảm nhẹ độ chính xác của thông tin, người nói còn dùng các biểu thức rào đón như: “Tôi cho rằng”, “tôi nghĩ là”, “tôi nghe nói”… nhằm thông báo với người nghe rằng đây chỉ là ý kiến cá nhân của người nói. Ý kiến riêng thì có thể không đảm bảo tính khách quan và tính chân lí nên việc chấp nhận hay không chấp nhận, hoàn toàn phụ thuộc vào người nghe. Những lời rào đón này giúp người nói bộc lộ được quan điểm của mình hết sức tự nhiên, còn người nghe sẽ không bị áp đặt theo quan điểm của người nói. Do đó, tạo được tâm lí tự nhiên thoải mái cho các nhân vật giao tiếp.
(120) Bố nghĩ rằng con thực hiện đúng phong tục bên ấy, của người
Miao thì chẳng có gì là tội lỗi hay tàn nhẫn cả. Nhưng còn vất vả kia đấy.
(Người trong ống, tr.241)
(121) Em nghĩ: tại sao anh lại lao vào cứu kẻ thù của mình sắp rơi vào
miệng gấu! (Vào hang, tr.269)
(122) Mình nghĩ từ lúc nãy rồi. Mình sẽ ăn cắp của nhà cho Hoàng
thắp. (Tháng năm biết nói, tr.70)
(123) Cháu nghĩ rằng: cách mạng đã thành công, việc bắt buộc con trai
con gái phải lấy nhau là không đúng. (Tháng năm biết nói, tr.145)
Có thể nói sử dụng biểu thức ngôn ngữ rào đón để giảm nhẹ độ tin cậy chắc chắn của thông tin là một trong những cách nói thể hiện sự khéo léo của người đối thoại. Trong giao tiếp, do người nói chưa nắm rõ về thông tin hoặc có thể đã nắm rõ về thông tin nhưng vì một lí do nào đó như vì lịch sự, vì khiêm tốn… khiến họ phải sử dụng những lời rào đón giảm nhẹ độ tin cậy chắc chắn của thông tin. Những lời rào đón này có hiệu lực cao trong các phát ngôn mà người nói cung cấp một lượng thông tin chưa đảm bảo độ chính xác. Theo nguyên tắc cộng tác của Grice thì cung cấp một lượng tin chưa chính
xác, chưa có bằng chứng cụ thể là vi phạm phương châm về chất. Song sự tài tình của người nói ở đây, thể hiện qua việc sử dụng biểu thức rào đón để báo trước với người nghe rằng mình sẽ cung cấp một lượng tin chưa chính xác là có lí do, chứ không phải do người nói không ý thức được chỗ vi phạm phương châm. Đối với các trường hợp này, người nói sử dụng biểu thức rào đón như một điều lí giải cho sự vi phạm hợp lệ của mình.
Bảng 3.2. Biểu thức rào đón theo phương châm về chất BTRĐ phương châm về chất Các BTRĐ thường dùng Số lượng Tỉ lệ % Nhấn mạnh độ chắc chắn của thông tin - Để nhấn mạnh độ chắc chắn của thông tin người nói thường sử dụng các biểu thức như: Chắc chắn, tất nhiên, hiển nhiên, A đảm bảo là...
- Để khẳng định tính chắc chắn của thông tin người nói còn tự ràng buộc trách nhiệm của bản thân vào phát ngôn để tăng sự tin cậy: Tôi hứa, tôi thề...
167 43,3
Giảm nhẹ độ chắc chắn của
thông tin
- Để giảm nhẹ độ tin cậy chắc chắn của thông tin người nói thường sử dụng các biểu thức như: Nghe đồn, hình như, nghe người ta bảo, có lẽ, người ta nói...
- Để tránh sự tranh cãi có thể sảy ra về nội dung thông tin, khi gắn với sự hiểu biết và suy nghĩ của mình, người nói thường sử dụng các biểu thức giảm nhẹ sự tin cậy thông tin như: Tôi nghĩ là, tôi nghe nói, tôi cho rằng...
219 56,7