Theo đề xuất của luận văn, điều khoản mềm có thể được khái quát thành những dạng sau:
Dạng thứ nhất: yêu cầu xuất trình chứng từ có sự can thiệp trong phát hành của người yêu cầu mở TTD (Ví dụ: những giấy chứng nhận, giấy xác nhận số lượng, chất lượng hàng hóa, v/v). Nếu TTD chứa dạng điều khoản mềm này, người thụ hưởng cần dứt khoát yêu cầu loại bỏ quy định này. Vì sẽ gây nhiều khó khăn và bất lợi cho người thụ hưởng trong việc chủ động thiết lập bộ chứng từ phù hợp do phải phụ thuộc ý chí của người yêu cầu mở TTD.
Dạng thứ hai: các điều khoản có liên quan đến quy định nhập khẩu của các cơ quan chức năng tại quốc gia nhập khẩu. Đối với những dạng điều khoản này, khi tiếp cận thị trường, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu yêu cầu mà thị trường đó đang quy định để kịp thời chuẩn bị chất lượng hàng hóa và giấy tờ phù hợp. Nhà xuất khẩu nên lựa chọn phương án thương lượng với nhà nhập khẩu để đưa những điều khoản ràng buộc bởi quy định của nước nhập khẩu ra ngoài TTD, chỉ đưa vào hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, khó có nhà nhập khẩu nào đồng ý việc này vì nhà nhập khẩu cũng muốn được đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi tiến hành thanh toán (chất lượng hàng đáp ứng được với các quy định đủ để thông quan nhập khẩu). Chính vì vậy, nhà xuất khẩu cần có phương án tài chính dự trù trong thời gian chờ đợi thanh toán từ nước ngoài để tránh bị ứ đọng vốn hoặc bị động trong nguồn tài chính (Ví dụ sử dụng sản phẩm chiết khấu tài trợ hàng xuất khẩu của các ngân hàng). Bên cạnh đó, để hạn chế bất lợi của tình trạng phải chờ đợi sự chấp thuận của cơ quan chức năng nước nhập khẩu, trong TTD nên cho phép ứng trước tiền hàng (Red clause Letter of Credit) cho người thụ hưởng trước khi giao hàng, một phần để bù đắp chi phí cơ hội, một phần để hỗ trợ dòng tiền cho người thụ hưởng.
Dạng thứ ba: đưa thêm điều kiện ràng buộc thanh toán vào TTD. Một số TTD có thể yêu cầu thể hiện điều khoản chỉ thanh toán phần tiền còn lại sau khi có biên bản nghiệm thu hàng hóa (đối với hàng hóa là máy móc thiết bị), hoặc chỉ thanh toán khi có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc một loại giấy chứng nhận chất lượng nào đó. Những dạng điều khoản như vậy tuy đảm bảo cho nhà nhập khẩu chất lượng của hàng hóa nhưng đều làm cho người thụ hưởng bị
hóa đặc biệt cần sử dụng các dạng điều kiện này, hai bên giao dịch cần bàn bạc và cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt thỏa thuận về phần giá trị còn lại chưa thanh toán hợp lý nhất có thể cho hai bên mua và bán.
Tóm lại, khi nhận được thông báo TTD, việc chủ động nhận diện được điều khoản mềm dựa trên ba nhóm nói trên và một số phương án đề xuất có thể giúp cho người thụ hưởng có cơ hội chuẩn bị được bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của TTD và hạn chế tác động của điều khoản mềm.