Vận dụng nguyên tắc để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nguyên tắc xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ trong giao dịch tín dụng chứng từ (Trang 65 - 69)

Nhà nhập khẩu được quyền yêu cầu những chứng từ phù hợp với mục đích của mình. Đồng thời chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi chứng từ đảm bảo hoàn toàn phù hợp với những điều khoản, điều kiện của TTD.

Tình huống số 6 về nhà nhập khẩu được bảo đảm nhận bộ chứng từ đúng như yêu cầu: TTD số 2000ILSEIB150219 được mở vào tháng 03/2015 giữa nhà xuất khẩu 3Rocks Technology, USA và nhà nhập khẩu Làn sóng thứ ba, Việt Nam; Trị giá lô hàng: USD24.220,00; Mặt hàng: Thiết bị văn phòng; Ngân hàng mở TTD: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, chi nhánh TPHCM (Eximbank); Ngân hàng thông báo TTD: East-West Bank, USA.

Tại trường 46A (Documents required - Các chứng từ yêu cầu) yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi Phòng thương mại công nghiệp

Trong bộ chứng từ xuất trình gửi đến NHPH, người thụ hưởng đã cung cấp một giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) do chính họ phát hành. Như vậy, chứng từ này có bất hợp lệ là không thỏa mãn đúng người phát hành như TTD yêu cầu.

Nhận xét:

Người yêu cầu mở TTD chỉ phải thanh toán khi bộ chứng từ xuất trình đảm bảo phù hợp với điều kiện của TTD cũng như các tập quán thông lệ quốc tế. Đối với tình huống trên, do nhà xuất khẩu đáp ứng sai yêu cầu về giấy chứng nhận xuất xứ (sai đối tượng phát hành) nên nhà nhập khẩu giữ được quyền lợi tạm dừng thanh toán bộ chứng từ cho đến khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ. Đối với các loại giấy chứng nhận nói chung và giấy chứng nhận xuất xứ nói riêng, các bên tham gia giao dịch cần quan tâm đến đối tượng phát hành và mẫu biểu của giấy chứng nhận để phù hợp với mục đích sử dụng. Chẳng hạn, về biểu mẫu có các dạng form AK dành cho thị trường Hàn Quốc, form A áp dụng cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập, form E dành cho thị trường Trung Quốc, v/v. Về đối tượng phát hành: chứng từ được cấp bởi phòng thương mại công nghiệp của quốc gia, của thành phố, hoặc bởi người thụ hưởng hoặc một bên thứ ba độc lập. Tùy vào mục đích sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ mà người yêu cầu mở TTD cần quy định chi tiết cụ thể về biểu mẫu và đối tượng phát hành để có thể đảm bảo nhận được bộ chứng từ đúng như yêu cầu của mình.

Tình huống số 7 về việc nhà nhập khẩu sử dụng điều khoản mềm để đảm bảo việc được giao hàng đúng quy định theo thỏa thuận: Xuất phát từ việc chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, nhà xuất khẩu có thể giao thiếu số lượng, kém chất lượng hoặc thậm chí không giao hàng mà vẫn yêu cầu thanh toán dựa trên việc xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Trong khi đó, bộ chứng từ cần đảm bảo phù hợp với các điều khoản, điều kiện trong TTD. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể tận dụng tính chất này để đưa điều khoản mềm vào TTD nhằm bảo vệ mình khỏi sự gian lận của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, do TTD là thỏa thuận giữa hai bên mua bán nên nếu nhà xuất khẩu

nhận diện và không chấp nhận thì nhà nhập khẩu không sử dụng được điều khoản mềm.

TTD số 1435DCEZ00000297 được mở vào tháng 07/2014 giữa nhà xuất khẩu Nam Hùng Vương, Việt Nam và nhà nhập khẩu Pescados Videla S.A, Tây Ban Nha; Trị giá USD75.240,00; Mặt hàng: Mực đông lạnh; Ngân hàng mở TTD: Targobank, S.A. Madrid, Tây Ban Nha; Ngân hàng thông báo TTD: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, chi nhánh TPHCM (Eximbank).

Trường 47 (Additional conditions - Quy định khác) thể hiện: Việc thanh toán TTD chỉ được thực hiện khi có sự xuất trình giấy từ phía người yêu cầu mở TTD, xác nhận việc hàng hóa đã được dỡ hàng trong tình trạng giữ đông lạnh đúng quy chuẩn của hai bên mua bán đã thỏa thuận (The payment of this LC will be subject to the presentation of a Letter from applicant to the Issuing bank stating that the goods once cleared discharged into refrigerators of complies with the specifications agreed between the parties).

Nhận xét:

Đây là một điều khoản mềm vì việc thanh toán cho người thụ hưởng bị phụ thuộc vào hành động xuất trình giấy xác nhận từ người yêu cầu mở TTD. Nếu chất lượng và số lượng của hàng hóa tại cảng đến không như thỏa thuận, nhà nhập khẩu không phát hành giấy xác nhận và việc thanh toán TTD sẽ không được tiến hành. Hơn nữa, nghĩa vụ dỡ hàng thường được quy định trong điều kiện thương mại thay vì đưa vào một điều khoản trong TTD.

Điều khoản này bảo đảm cho nhà nhập khẩu yên tâm trong chất lượng và số lượng hàng hóa được giao, tuy nhiên nó lại làm TTD mất đi tính độc lập do phụ thuộc ý chí của nhà nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người thụ hưởng. Vì vậy, tuy có lợi cho nhà nhập khẩu nhưng việc sử dụng dạng điều khoản này không được khuyến khích. Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà xuất khẩu cần trang bị đủ kiến thức chuyên môn để nhìn nhận điều khoản mềm hoặc có vị thế thương mại tương

đối vững chắc trong quá trình thương lượng để nhận diện và loại bỏ các dạng điều khoản mềm trong TTD.

Ngoài việc tự yêu cầu các dạng điều khoản mềm như trên, nhà nhập khẩu có thể tận dụng những quy định của cơ quan kiểm soát hàng hóa nhập khẩu để đưa vào TTD nhằm tăng khả năng bảo đảm chất lượng hàng hóa. Nếu nhà xuất khẩu không hiểu rõ và chấp nhận quy định này trong TTD thì sẽ gặp bất lợi và bị ràng buộc trong thanh toán. Chẳng hạn, đối với thị trường Pháp, những mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu sang thị trường này luôn luôn đi kèm chứng nhận kiểm dịch kiểm tra vệ sinh trước khi sản phẩm được xuất khẩu và yêu cầu viết bằng ngôn ngữ chính thống là tiếng Pháp (Cục Xúc tiến Thương mại, 2009). Tương ứng với quy định này, thông thường với TTD nhập khẩu vào Pháp có ghi chú điều khoản tại trường 47A (Additional conditions - Quy định khác) như sau: Điều kiện để thanh toán của thư tín dụng này, thậm chí chứng từ xuất trình được xác nhận là hợp lệ (hoặc có bất hợp lệ nhưng được sự đồng ý của nhà nhập khẩu), việc thanh toán sẽ được thực hiện nếu người yêu cầu mở TTD xuất trình giấy chứng nhận đồng ý cho phép nhập khẩu hàng được phát hành bởi Cục vệ sinh Pháp.

Nhận xét:

Khi những quy định của cơ quan chuyên ngành tại nước nhập khẩu trở thành điều khoản trong TTD, nhà nhập khẩu được bảo vệ vì được đảm bảo chất lượng hàng hóa nhưng lại khiến nhà xuất khẩu gặp rủi ro thanh toán. Một bộ chứng từ đáp ứng đầy đủ các điều kiện và điều khoản trong TTD vẫn có thể bị từ chối thanh toán nếu không đáp ứng được yêu cầu của cơ quan chức năng về vệ sinh dịch tễ tại nước nhập khẩu. Khác với hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ thường yêu cầu chứng nhận FDA (Food and Drug Administration –giấy chứng nhận này thường có giá trị trong một giai đoạn 1-2-3 năm), hàng thủy sản nhập vào thị trường châu Âu (như Pháp, Ý, Tây Ban Nha,v/v) luôn phải qua sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng của các cơ quan chức năng trong từng lô hàng nhập khẩu. Chính vì vậy mà những TTD được phát hành tại thị trường châu Âu thường chứa đựng một số ràng buộc thanh

toán gây bất lợi cho người thụ hưởng như tình huống trên. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường này cần chú ý nhận diện và tham khảo những giải pháp đề xuất được đề cập trong chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nguyên tắc xuất trình chứng từ hoàn toàn hợp lệ trong giao dịch tín dụng chứng từ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)