Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Các nhà phân tích và quản lí thường xuyên đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo các chi phí quá đắt, đồng thời, vẫn duy trì tăng trưởng nguồn vốn. Đối với các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng tín dụng, họ khó có thể bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột của khách hàng. Nếu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, các ngân hàng buộc phải vay mượn từ thị trường liên ngân hàng hoặc ngân hàng trung ương với mức lãi suất rất cao. Theo Peter S. Rose, hầu hết các vấn đề thanh khoản đều xuất hiện ở bên ngoài ngân hàng do những hoạt động tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, các vấn đề về thanh khoản của khách hàng thường chuyển về phía ngân hàng. Ngân hàng có tính thanh khoản cao sẽ ít gặp rủi ro về khả năng thanh toán, nhưng bù lại, họ phải chấp nhận mức cấp tín dụng thấp đảm bảo khả năng hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và ngược lại. Đây là sự đánh đổi giữa an toàn và lợi nhuận. Trong vài năm vừa qua, hoạt động cho vay thế chấp và cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh đã làm bùng nổ cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Từ đó, những dấu hiệu về sự bất ổn thanh khoản của các ngân hàng trở thành thường trực trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008.
2.4.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Sự biến động của nền kinh tế - được đo lường bởi tốc độ tăng trưởng GDP - có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong nền kinh tế luôn xuất hiện những chủ thể ở trạng thái thặng dư tạm thời. Thông qua hệ thống NHTM, các dòng vốn được hình thành và luân chuyển một cách dễ dàng. Một phần trong các dòng vốn này sẽ liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế như các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Trong nền kinh tế phát triển sôi động, sự tăng trưởng mang lại lợi nhuận cho các chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nguồn vốn trên thị trường nhiều làm giảm chi phí huy động, góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế kém phát triển, sản xuất trì trệ, hệ thống tài chính cũng sẽ bị ảnh hưởng theo hướng xấu đi. Nguồn vốn khan hiếm, tạo áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng, đẩy mức lãi suất tăng cao cả đầu vào và đầu ra, rủi ro ngày càng nhiều và hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ bị giảm.
2.4.2.2. Lạm phát
Lạm phát là hiện tượng tiền lưu thông vượt quá sự tăng trưởng hàng hóa sản xuất ra, từ đó dẫn đến giá cả của hầu hết hàng hóa trong nền kinh tế tăng lên (Theo Milton Friedman và John Maynard Keynes).Đối với hệ thống ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tỷ lệ lạm phát có tác động quan trọng đến hiệu quả kinh doanh vì nó tác động đến quyết định gửi tiền của người dân và chi phí hoạt động của ngân hàng. Khi tỷ lệ lạm phát lớn hơn mức lãi suất của ngân hàng (lãi suất thực của người gửi tiền bị âm) thì người gửi tiền sẽ chọn kênh đầu tư khác, từ đó tác động đến nguồn tiền vào để duy trì hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, khi giá cả tăng lên thì chi phí lương, chi phí hoạt động hằng ngày của ngân hàng cũng tăng lên, buộc họ phải có những chính sách thích hợp để đối phó với lạm phát. Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng cao tạo áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn cao, mà ngân hàng chỉ có thể đáp ứng được một phần vốn phù hợp với mức rủi ro cho phép. Sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường tài chính làm tăng cả lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và giảm phần chênh lệch lợi nhuận của ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương hai trình bày những lý thuyết cơ bản về ngân hàng thương mại và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ TNLCB, đồng thời khái quát những nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả của trong nước và ngoài nước. Các nghiên cứu trên thế giới đa số mang tầm xuyên quốc gia, mẫu gồm các ngân hàng của nhiều nước, do đó, có sự xuất hiện của nhóm yếu tố quy định, nhóm thể hiện cơ chế thị trường (chỉ số tập trung, sức mạnh thị trường). Trong khi đó, các nghiên cứu ở Việt Nam còn ít về số lượng, hạn chế về phạm vi thời gian và việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đưa vào mô hình. Đây cũng là cơ sở để chương 3 thiết lập mô hình đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng TMCP Việt Nam.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương ba, tác giả sẽ tập trung vào lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu thực nghiệm của đề tài. Sử dụng phương pháp đối chứng, so sánh để mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với các yếu tố tác động. Cuồi chương, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu định lượng cùng với các giả thuyết kỳ vọng dấu của biến độc lập.
3.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Theo Saunders và đồng sự (2012), trong nghiên cứu khoa học có bốn chủ nghĩa chính là chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa diễn giải và chủ nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa thực chứng được vận dụng trong trường hợp thống kê tính toán được và có những bằng chứng xác thực liên quan đến đời thực, nhằm tiến hành thử nghiệm các giả thuyết. Các nhà nghiên cứu thực chứng kết hợp các phương pháp có hệ thống và các bằng chứng thu thập được để trình bày các phân tích hướng dẫn. Chủ nghĩa hiện thực tương đối giống với chủ nghĩa thực chứng, kết quả nghiên cứu được phân tích bởi các nhà hiện thực nhằm cung cấp những kết quả và kết luận có giá trị, tuy nhiên, nó thường chịu nhiều tác động do phạm vi lấy thông tin và ví dụ chưa đầy đủ, hay do hiểu sai các kết quả. Theo Saunders cùng nhóm nghiên cứu (2012) chủ nghĩa diễn giải nhằm đạt được những ý niệm về các khía cạnh của nghiên cứu. Chủ nghĩa diễn giải tranh luận rằng chỉ thu thập các thống kê đo đếm được là chưa đủ để đánh giá các yếu tố bối cảnh thương mại và quản trị. Kết quả là các nhà diễn giải có rất nhiều điều cần thiết phải làm để ước lượng cẩn thận các dữ liệu định tính mới xem xét được thực tế một cách toàn diện nhất. Cuối cùng, chủ nghĩa thực dụng vận dụng cả phương pháp định tính và định lượng. Quan điểm của chủ nghĩa thực dụng trở thành ý thức hệ quan trọng mà nhiều nghiên cứu trước đây đã tập trung phân tích, là chủ nghĩa triết học hợp lý nhất để phát triển cơ cấu, các mối quan hệ rõ ràng và nêu lên các hệ quả tiềm ẩn.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm dữ liệu báo cáo tài chính của các NHTM và dữ liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2008 – 2016. Các chỉ tiêu đại diện cho yếu tố nội tại của ngân hàng được tính toán từ số liệu trong cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất đã kiểm toán của các ngân hàng. Dữ liệu về tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát hàng năm được thu thập từ báo cáo của Tổng cục Thống kê, WordBank. Giai đoạn nghiên cứu từ 2008 – 2016 được chọn dựa trên tình hình biến động kinh tế, các ngân hàng TMCP hoạt động mạnh mẽ, sau đó đối mặt với những ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và quá trình vực dậy của toàn bộ nền kinh tế. Đây là khoảng thời gian có nhiều thay đổi lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như của nền kinh tế nói chung.
3.1.2. Quá trình thu thập dữ liệu
Có hai loại dữ liệu thống kê chính là dữ liệu chủ yếu và dữ liệu thứ yếu (Bajpai, 2011). Dữ liệu chủ yếu là dữ liệu được các nhà nghiên cứu trực tiếp thu thập để sử dụng cho các nghiên cứu của mình như thực hiện khảo sát, đặt câu hỏi,…Dữ liệu thứ yếu là những dữ liệu mà người nghiên cứu không thu thập trực tiếp mà có được từ những người trả lời và các chủ thể khác (Hair và cộng sự, 2011). Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn là nguồn thứ yếu, bao gồm báo cáo thường niên của các ngân hàng, số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê Việt Nam. Ngoài ra, các chỉ số thu được về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng được tác giả tính toán thủ công từ báo cáo tài chính hợp nhất của từng ngân hàng qua các năm 2008 – 2016.
3.1.3. Các bước nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp định tính và định lượng là hai cách tiếp cận chính khi thực hiện nghiên cứu. Trong khi cách tiếp cận định tính quan tâm đến việc mô tả hình thức đặc điểm của vấn đề thông qua những nhận định nghiên cứu, cách tiếp cận định lượng lại tập trung vào tính toán số liệu (Thomas, 2003). Thông thường, việc áp dụng cả hai hình thức định tính và định lượng có thể hỗ trợ việc nghiên cứu và giúp loại bỏ những hạn chế khi chỉ sử dụng một cách tiếp cận riêng lẻ.
Phương pháp định tính: trong tiếp cận định tính, kết quả của việc nghiên cứu được trình bày dưới dạng biểu đồ và hình vẽ. Đặc biêt, tình hình diễn biến của hoạt động
ngân hàng thông qua các chỉ số tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và các biến số độc lập trong giai đoạn 2008 – 2016 sẽ được trình bày dưới dạng biểu đồ nhằm thể hiện rõ nét xu hướng biến động của từng yếu tố.
Phương pháp định lượng: bao gồm các bước thống kê mô tả, kiểm định mô hình và phân tích mô hình hồi quy.
- Thống kê mô tả: Mục tiêu của thống kê mô tả là minh họa các đặc điểm cơ bản của nhóm dữ liệu bằng số liệu cụ thể (Taylor, 2005). Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến để kiểm tra việc phân bố dữ liệu.
- Kiểm định mô hình: Nghiên cứu thực hiện một số phép thử cần thiết để kiểm tra xem mô hình hôi quy xây dựng có vi phạm giả thuyết hay không. Đầu tiên, cần phải thực hiện kiểm tra hiện tượng tương quan cặp giữa các biến độc lập để loại bỏ những biến có sự tương liên mạnh với nhau. Tiếp theo, tác giả thực hiện ba phép thử: đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi để kiểm định tính vi phạm giả thuyết của mô hình.
- Phân tích mô hình hồi quy: mức độ liên kết giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc sẽ được đánh giá thông qua kết quả mô hịnh hồi quy dữ liệu bảng, thực hiện chạy số liệu bằng ứng dụng Stata. Kết quả cuối cùng sẽ được dùng để nhận xét về sự tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình.
3.1.4. Hệ thống các biến số dùng trong nghiên cứu
Dựa trên những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ở chương 2, thông qua kết quả lược khảo từ các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, kết hợp với đặc điểm, diễn biến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016, tác giả cân nhắc với khả năng nghiên cứu của bản thân để đề xuất các biến độc lập cho mô hình nghiên cứu.
Sơ đồ 3.1: Khung phân tích mô hình nghiên cứu
Sơ đồ 3.1 thể hiện sự tác động cùng với chiều hướng kỳ vọng của các yếu tố lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.
3.1.4.1. Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô ngân hàng thường được đại diện bằng chỉ tiêu tổng tài sản của ngân hàng, đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản của mỗi ngân hàng, nhằm nghiên cứu ngân hàng có được hưởng lợi thế theo quy mô hay không. Các công trình nghiên cứu trước đây đã thể hiện rằng, quy mô thực sự có tác động đến thu nhập lãi cận biên của NHTM, tuy nhiên các kết quả lại không đồng nhất. Nghiên cứu của Laeven và Levine (2004), Bennaceur và Goaied (2008), Fungacova và Poghosyan (2011) đã tìm ra tác động ngược chiều và đáng kể của quy mô ngân hàng lên thu nhập lãi cận biên. Khi ngân hàng càng mở rộng quy mô của mình, ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao đồng nghĩa với việc bộ máy sẽ trở nên cồng kềnh hơn, việc quản lý phức tạp hơn dẫn đến chi phí cũng tăng theo, hao tốn nhiều chi phí đại diện, chi phí hành chánh không cần thiết khiến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên không tăng mà còn bị giảm sút, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Ugur và Erkus (2010) đã tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Các tác giả giải thích rằng, quy mô ngân hàng càng lớn sẽ dễ dàng cung ứng dịch vụ tai mức giá thấp hơn, hoạt động kinh doanh càng hiệu quả do được hưởng lợi thế kinh tế về quy mô và lợi thế về đa
dạng hóa sản phẩm cung cấp. Một lý do khác nữa là các ngân hàng lớn thường ít khi gặp rủi ro nhờ khả năng đạt được số lượng sản phẩm lớn hơn, nhờ vậy, chi phí vốn sẽ giảm đi đáng kể, lợi nhuận sẽ cao hơn.
𝑆𝐼𝑍𝐸𝑡 = ln (𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 𝑡)
Trong đó:
𝑆𝐼𝑍𝐸𝑡: quy mô ngân hàng tại thời điểm cuối năm t
Bảng 3.1: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về quy mô ngân hàng
Tác giả Khung thời gian Kết quả
Ugur và Erkus (2010) 1988 - 2007 Tỷ lệ thuận (+) Hamadi và Awdeh (2012) 1996 - 2009 Tỷ lệ nghịch (-) Fungacova và Poghosyan (2011) 1999 - 2007 Tỷ lệ nghịch (-)
Garza-Garcia (2010) 2001 - 2008 Tỷ lệ nghịch (-) Bektas (2014) 2003 - 2009 Tỷ lệ thuận (+)
Addai (2016) 2004 – 2013 Tỷ lệ thuận (+)
Nguồn: Tổng hợp từ những nghiên cứu trước.
3.1.4.2. Chi phí hoạt động (OC)
Biến số chi phí hoạt động được đại diện bằng thương số giữa Chi phí hoạt động và Tổng tài sản. Chỉ số này giúp đánh giá tính hiệu quả trong cấu trúc của ngân hàng, chỉ ra ngân hàng phải chịu bao nhiêu chi phí cho hoạt động quản trị theo mức độ tài sản. Theo Tarus, Chekol và Mutwol 2012, ngân hàng sẽ thông qua chi phí để tính giá cho vay và nhận huy động tiền gửi, do đó, khi ngân hàng chịu chi phí cao sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn để trang trải chi phí đã bỏ ra. Các nghiên cứu của Abreu và Mendes (2003), Gelos (2006), Carbo và Rodriguez (2007), Ahmet và Hakan (2010), Maria và Agoraki (2010) và Garza – Garcia (2010) đều đưa ra kết luận rằng khi chi phí hoạt động tăng lên, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng cũng sẽ tăng theo. Điều này được giải thích rằng, khi ngân hàng chi lương cho nhân viên cao hơn, hoặc tăng chi phí quảng bá thương hiệu sẽ làm tăng năng suất làm việc của nhân viên, cũng như có thêm được nhiều hơn khách hàng, làm cho lợi nhuận của ngân hàng cũng gia tăng.
𝑂𝐶 = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛⁄
Bảng 3.2: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về chi phí hoạt động
Tác giả Khung thời gian Kết quả
Gounder và Sharma (2012) 2000 – 2010 Tỷ lệ thuận (+) Kansoy (2012) 2001 - 2012 Tỷ lệ thuận (+) Garza-Garcia (2010) 2001 - 2008 Tỷ lệ thuận (+) Bektas (2014) 2003 - 2009 Tỷ lệ thuận (+) Addai (2016) 2004 – 2013 Tỷ lệ thuận (+) Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015) 2008 - 2012 Tỷ lệ thuận (+)
Nguồn: Tổng hợp từ những nghiên cứu trước.
3.1.4.3. Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)