Rủi ro tín dụng (CR) – H4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 69 - 70)

Biểu đồ 4.5 cũng phần nào đánh giá được biến động cùng chiều (+) của rủi ro tín dụng và tỷ lệ TNLCB trong phần lớn thời gian khảo sát. Riêng giai đoạn đầu từ 2008 – 2010, rủi ro tín dụng giảm nhẹ qua các năm, trong khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên lại tăng. Năm 2011, hoạt động tín dụng của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, xuất hiện hàng loạt các vấn đề bất ổn như: tăng trưởng tín dụng thấp, xuất hiện các vụ kiện tụng liên quan đến ngân hàng, chất lượng tín dụng vẫn chưa được nâng cao, nợ quá hạn bắt đầu tăng đáng kể. Do đó, có thể nhận thấy, từ 2011, rủi ro tín dụng tăng cao.

Biểu đồ 4.5: Giá trị trung bình của rủi ro tín dụng và tỷ lệ TNLCB (2008-2016)

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC của các ngân hàng.

Năm 2012 là năm của sự bùng phát nợ xấu, đẩy rủi ro tín dụng tăng cao liên tục và tình trạng ứ đọng vốn trong nợ xấu làm kìm hãm khả năng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Mặc dù có sự thanh tra của NHNN, những cố gắng trong kiểm soát nợ xấu của các ngân hàng nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan khi rủi

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NIM CR

ro tín dụng vẫn tăng đều từ 2013 – 2016, đạt mức cao nhất trong giai đoạn khảo sát là 1.4% vào năm 2016.

Phương trình hồi quy cuối cùng (4.1) được kết quả β4 = 0.3480 với p-value 0.0000 < 0.1, thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và tỷ lệ TNLCB. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, CR tăng 1% làm NIM tăng 0.3480% và ngược lại ở mức ý nghĩa α = 1%. Rủi ro tín dụng là biến định lượng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây và cũng đưa ra kết luận tương tự như Tarus, Chekol và Mutwol (2012), Garza-Garcia (2010), Kasman và cộng sự (2010), Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015). Như vậy, kết quả của đề tài phù hợp với kỳ vọng và các nghiên cứu trước đây.

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính tạo nên nguồn thu nhập của ngân hàng, nên khi mở rộng cho vay, dẫn đến rủi ro tín dụng tăng cao. Khi có các khoản nợ xấu, ngân hàng phải tốn thêm chi phí do tăng cường hoạt động giám sát và các chi phí phát sinh do giải quyết các khoản nợ xấu đó. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải tăng thêm chi phí các khoản vay để bù đắp chi phí đã bỏ ra, cũng như phần thu nhập đã mất đi. Đồng thời tăng lãi suất cho vay nhằm giảm sự tăng trưởng tín dụng không tương xứng với chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)