Sau khi thực hiện các kiểm định, mô hình nghiên cứu được thể hiện bằng phương trình hồi quy các biến như sau:
NIM = -3.7339+ 0.1037*SIZE + 1.2963*OC + 0.0249*CAP + 0.3480*CR +
+ 0.0096*LDR - 0.0630*GDP + 0.0146*INF + ɛ (4.1)
Bảng 4.5: Kết quả mô hình hồi quy
NIM Coef. Std.Err. z P>z [95% Conf. Interval]
SIZE 0.1037* 0.0588 1.7600 0.0780 -0.0116 0.2190 OC 1.2963*** 0.1010 12.8300 0.0000 1.0982 1.4943 CAP 0.0249* 0.0140 1.7800 0.0760 -0.0026 0.0524 CR 0.3480*** 0.0611 5.7000 0.0000 0.2283 0.4678 LDR 0.0096*** 0.0022 4.2800 0.0000 0.0052 0.0140 GDP -0.0630 0.0600 -1.0500 0.2940 -0.1806 0.0546 INF 0.0146** 0.0061 2.3700 0.0180 0.0025 0.0266 _cons -3.7339 1.9803 -1.8900 0.0590 -7.6152 0.1474
Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%.
Để kiểm tra chiều hướng và mức độ tác động của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, dựa vào bảng kết quả, xác định hệ số β và mức ý nghĩa của các hệ số này. Đây cũng là cơ sở để kiểm định các giả thuyết đặt ra về kỳ vọng dấu của các biến số.
Kết quả phân tích hồi quy cuối cùng ở bảng 4.5 cho thấy giá trị Prob > F = 0.0000, vì vậy, tác giả nhận định mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp. Hệ số xác định bội là một tỷ lệ phần trăm cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập về sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hệ số điều chỉnh R2 = 0.5888 cho thấy 58.88% sự biến thiên của NIM được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Dựa vào phương trình hồi quy chính thức của nghiên cứu (4.1), có thể thấy rằng ngoại trừ duy nhất biến GDP có tác động ngược chiều lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, những biến độc lập còn lại đều có tác động cùng chiều. Trong đó, các biến OC, CR, LDR có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Biến INF có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Biến SIZE và CAP có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Biến còn lại GDP không có ý nghĩ thống kê với mức ý nghĩa 10%.