Việc hiểu rõ các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ngân hàng là vô cũng quan trọng đối với các nhà quản lý cũng như các cổ đông, các nhà đối tác, người lao động, Chính phủ và các cơ quan tài chính. Nhận thức được các yếu tố này sẽ giúp các cơ quan điều hành và nhà quản lý ngân hàng xây dựng được các chính sách tăng cường lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở các môi trường khác nhau, trong mỗi giai đoạn cụ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau với mức độ và chiều hướng tác động không tương đồng. Điều này càng được khẳng định qua kết quả của luận văn và kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới. Cụ thể, trong môi trường nền kinh tế - xã hội có những nét đặc trưng riêng như ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có một vài điểm khác biệt, kết quả đạt được không hoàn toàn đồng nhất với kết quả nghiên cứu trên thế giới.
Với mục tiêu đo lường tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng giai đoạn từ năm 2008 đến 2016. Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng với sự kết hợp cả không gian và thời gian. Kết quả thực nghiệm cho thấy người nắm quyền sở hữu thường quan tâm nhiều đến việc quản lý chi phí bỏ ra và luôn luôn cân nhắc để chi tiêu sao cho có hiệu quả. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm đến việc huy động vốn từ nguồn nào, sử dụng như thế nào để tránh lãng phí, thất thoát.
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Biến Dấu kỳ vọng Kết quả Mức ý nghĩa
SIZE + + 0.1037 10% OC + + 1.2963 1% CAP + + 0.0249 10% CR + + 0.3480 1% LDR + + 0.0096 1% GDP - - 0.0630 Không ý nghĩa INF + + 0.0146 5%
Nguồn: Tổng hợp từ chương trình Stata.
Bảng 5.1 cho thấy, đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016, các biến số có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng bao gồm: chi phí hoạt động (OC), rủi ro tín dụng (CR), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ lệ cấp tín dụng (LDR).
Một trong những khác biệt so với nghiên cứu trước ở Việt Nam của Luận văn là việc mở rộng phạm vi nghiên cứu và đưa vào mô hình biến số tỷ lệ cấp tín dụng trên tiền gửi khách hàng để xem xét về rủi ro thanh khoản của ngân hàng ở một khía cạnh khác, nhằm tăng tính toàn diện và tăng mức ý nghĩa của mô hình nghiên cứu.