mà còn cho nhiều quốc gia trong cùng một khu vực. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đưa ra có nhiều hướng phát triển khác nhau, cụ thể:
Những nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành ở các nước đang phát triển trên thế giới tập trung vào chính sách tiền tệ và các biến số vĩ mô như mức độ các loại thuế, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, …. Bên cạnh đó, đối với biến số nội tại, đặc biệt chú trọng đến chi phí lãi suất ngầm và rủi ro tín dụng.
Nhìn lại các nghiên cứu thực nghiệm cùng lĩnh vực của các tác giả trong nước, biến số thuế hầu như không được sử dụng đến. Sở dĩ như vậy là do chính sách thuế ở Việt Nam là tương đối đồng nhất đối với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, có những chính sách hỗ trợ về thuế của Chính phủ mà không phải là sự biến động với biên độ lớn như các nước khác trên thế giới. Mặt khác, với mức trần lãi suất và sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, những năm gần đây, chi phí lãi suất ngầm đã không còn là khoản chi phí khổng lồ mà các nhà quản trị ngân hàng phải quan tâm nhiều.
Với những kết luận và đánh giá sơ bộ tổng quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước, kết hợp bối cảnh kinh tế có nhiều biến số nhảy cảm như hiện nay, đề xuất định hướng nghiên cứu phù hợp cho bài luận văn.
2.4. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng ngân hàng
Trong các nghiên cứu quốc tế và Việt Nam về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được chia thành 2 nhóm chính: (i) nhóm các yếu tố nội tại (xuất phát từ bên trong mỗi ngân hàng) và (ii) nhóm các yếu tố vĩ mô (xuất phát từ bên ngoài hệ thống các ngân hàng). Trong đó, các yếu tố bên trong được xác định dựa trên nền tảng khung phân tích CAMELS và bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF).
(2) http://www.bankexamstoday.com/2017/02/camels-rating-system-explained.html
CAMELS được áp dụng từ những năm 1990, là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ. Khung phân tích CAMELS bao gồm 6 yếu tố: Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Quản lý (Management), Khả năng sinh lời (Earnings), Thanh khoản (Liquidity) và Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk), nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. Rất nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại trên thế giới dựa trên nền tảng của CAMELS như nghiên cứu của Uzhegova (2010), Olweny và Shipho (2011),… và CAMELS cũng được Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel và IMF đề xuất sử dụng (Baral, 2005).
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích CAMELS
Nguồn: Bank exams today, 2017 (2)
Dựa trên cơ sở lý thuyết, khung phân tích CAMELS và Bộ chỉ số lành mạnh tài chính, luận văn xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng bao gồm: Quy mô tài sản, Chi phí hoạt động, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Rủi ro tín dụng, Tỷ lệ cấp tín dụng, Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến TNLCB