Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 29)

Phạm Hoàng Ân và Võ Thị Kim Loan (2016), phân tích các nhân tố quyết định

đến thu nhập lãi cận biên của NHTM ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp của 26 NHTM với 182 mẫu trong giai đoạn 2008 – 2014, và áp dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng để hồi quy các hệ số trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của các tác giả cho thấy rằng quy mô cho vay, rủi ro tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lãi suất có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Trong khi đó, hiệu quả quản lý ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều. Ngoài ra, tỷ lệ cho vay/tiền gửi và quy mô ngân hàng không có ý nghĩa thống kê.

Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015), cung cấp cái nhìn về các nhân

tố quyết định thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012 với tổng số quan sát là 175. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy OLS, các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng chi phí hoạt động, chất lượng quản trị, e ngại rủi ro, và lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên, trong khi sự tập trung của ngành ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên.

17

Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), nghiên cứu thu nhập

lãi cận biên của 27 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy dạng bảng. Các tác giả tìm thấy bằng chứng rằng các ngân hàng càng có quy mô càng lớn, dư nợ cho vay càng lớn, rủi ro tín dụng càng cao, vốn chủ sở hữu càng cao và lãi suất càng lớn thì sẽ cải thiện thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Ngược lại, hiệu quả quản lý và tăng trưởng kinh tế lại làm giảm thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.

Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2015), đã sử dụng dữ liệu báo

cáo tài chính của 37 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013 để nghiên cứu các nhân tố quyết định thu nhập lãi cận biên bằng cách hồi quy mô hình FEM. Các tác giả tìm thấy chỉ số Lerner, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, dư nợ cho vay và lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam càng tăng càng làm giảm thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng này.

Nguyễn Phúc Cảnh và Lê Tiến Hữu (2015), sử dụng số liệu được cung cấp bởi

WorldBank về tình hình hoạt động của các ngân hàng khu vực ASEAN (bao gồm 7 quốc gia là Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam) trong giai đoạn 1999 – 2011 để nghiên cứu thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Bằng việc sử dụng phương pháp ước lượng OLS, các tác giả tìm thấy rằng các ngân hàng có rủi ro cao hơn sẽ có thu nhập lãi cận biên cao hơn so với các ngân hàng có rủi ro thấp. Ngoài ra, các tác giả cũng cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế và mức độ tập trung của ngành ngân hàng, dường như không có tác động đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)