Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện các mục tiêu nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để (i) tiếp cận và phân tích cơ sở lý thuyết về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, các nhân tố tác động và ảnh hưởng của các nhân tố đó, (ii) lược khảo và thảo luận các nghiên cứu trước tại Việt Nam và các quốc gia khác về ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, (iii) thiết kế mô hình nghiên cứu và luận giải các giả thuyết nghiên cứu cho từng biến độc lập với biến phụ thuộc, và (iv) thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc rút kết luận và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.
35
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau: thống kê mô tả (Descriptive Statistics), phân tích tương quan (Correlation analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data regression), trong đó:
(i) Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong mô hình nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: giá trị trung bình (Mean), giá trị nhỏ nhất (Mininum), giá trị lớn nhất (Maxinum), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và số quan sát (Observations)…
(ii) Phân tích tương quan
Phân tích tương quan được sử dụng nhằm xác định mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng hay ngược chiều giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, phân tích tương quan còn gợi ý nhận diện hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng có xảy ra hay không; theo Gujarati, D. N. (2011), nếu hệ số tương quan của một cặp biến độc lập bất kỳ có giá trị tuyệt đối cao hơn 0.8 thì mô hình có thể gặp lỗi đa cộng tuyến nghiêm trọng. Theo Gujarati, D. N. (2011), có ba cách có thể áp dụng để xử lý hiện tượng đa cộng tuyến: (i) bỏ biến có mức độ tương quan cao với biến số khác, (ii) sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính, và (iii) không làm gì; trong đó, phương pháp thứ hai đặc biệt hiệu quả khi xử lý các mô hình có nhiều biến độc lập.
(iii) Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng để kiểm định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng mô hình các nhân tố tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM); sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM với giả thuyết H0 là chấp nhận REM, và H1 là chấp nhận FEM;
36
kiểm định Redundant Fixed Effects Tests để lựa chọn giữa FEM và OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận OLS, và H1 là chấp nhận FEM và kiểm định Lagrange multiplier (LM) test để lựa chọn giữa REM và OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận OLS, và H1 là chấp nhận REM
Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp kiểm định t hoặc kiểm định F với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% để xác định mức độ tin cậy về ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát, và căn cứ hệ số β để giải thích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc.
Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm định và kết luận thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance-inflating factor), nếu VIF lớn hơn 10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng, và ngược lại.
Hiện tượng phương sai sai số thay đổi sẽ được kiểm định và kết luận bằng kiểm định White với giả thuyết như sau: H0 là không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, và H1 là có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Hiện tượng tự tương quan sẽ không cần thực hiện kiểm định nếu kết quả hồi quy được lựa chọn theo FEM vì FEM chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mô hình nên không có hiện tượng tự tương quan; ngược lại hiện tượng tự tương quan sẽ thực hiện kiểm định và kết luận bằng kiểm định Wooldridge với giả thuyết như sau: H0 là không có hiện tượng tự tương quan, và H1 là có hiện tượng tự tương quan.
Sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình, nếu có xảy ra thì kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least Square - GLS); ngược lại kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định dựa trên kiểm định Hausman nói trên.
37
---
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã mô tả quy trình nghiên cứu của đề tài với 7 bước thực hiện. Trên cơ sở giải thích mẫu và dữ liệu nghiên cứu, kết hợp với câu hỏi nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu, chương 3 đã xác định sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó kết quả nghiên cứu được xác định theo phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo OLS, FEM và REM, hoặc GLS nếu mô hình có khuyết tật đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi hay tự tương quan.
38
Chương 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 sẽ trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp OLS, FEM và REM.
Sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình, nếu có xảy ra khuyết tật thì kết quả hồi quy sẽ được xác định theo GLS.