Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 13 NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm. Sau các lần kiểm định thì mô hình FEM đã được lựa chọn bởi kiểm định Hausman cho mô hình của đề tài; tuy nhiên, kiểm định White tại mục 4.3.3.3 đã khẳng định có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình, vì vậy kết quả hồi quy sẽ được xác định theo GLS. Ngoài ra, kết quả theo FEM có biến GROWTH và biến LDR không có ý nghĩa thống kê nên hồi quy theo GLS cũng loại bỏ 2 biến này. Kết quả hồi quy theo GLS trình bày tại bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả phân tích hồi quy theo GLS
STT Các biến Hệ số Giá trị 1 BSIZE Hệ số β 0.0141*** P-value 0.0976 2 CRISK Hệ số β -0.4587** P-value 0.0233 3 EQUITY Hệ số β 0.3837* P-value 0.0011 4 LSIZE Hệ số β -0.1083* P-value 0.0001 5 QOM Hệ số β -0.0016* P-value 0.0000 6 Hằng số C Hệ số β -0.0194 P-value 0.7740
48
R² 0.3542
Nguồn: Tác giả xử lý từ kết quả hồi quy.
(*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5% và (***) Mức ý nghĩa 10%.
Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu theo GLS thể hiện tại bảng 4.9 cho thấy biến độc lập EQUITY, LSIZE, QOM được chấp nhận để giải thích cho biến phụ thuộc NIM với mức ý nghĩa 1%, biến độc lập CRISK được chấp nhận để giải thích cho biến phụ thuộc NIM với mức ý nghĩa 5%, trong khi đó biến độc lập BSIZE được chấp nhận để giải thích cho biến phụ thuộc NIM với mức ý nghĩa 10%. R² = 35,42% cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 35,42% hay nói cách khác 35,42% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê theo mô hình nghiên cứu của đề tài, còn lại được giải thích bởi các nhân tố khác nằm ngoài mô hình. Điều này cũng dễ hiểu khi nghiên cứu chỉ tập trung vào một số nhân tố đặc thù bên trong ngân hàng. Kết quả này được viết theo phương trình như sau:
NIM = 0.0141 x BSIZE - 0.4587 x CRISK + 0.3837 x EQUITY - 0.1083 x LSIZE - 0.0016 x QOM - 0.0194