& cộng sự (2010), Tarus & cộng sự (2012), Maudos & Guevara (2004), Doliente (2005), Maudos & Solis (2009), Fentaw Leykun (2016). Như vậy, tác giả đồng ý quan điểm từ bằng chứng thực nghiệm và đặt giả thuyết cho nhân tố rủi ro tín dụng như sau:
H0: Rủi ro tín dụng không ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên H1: Rủi ro tín dụng ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.
3.2.3.4. Quy mô vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Quy mô vốn chủ sở hữu được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Đây là một trong chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng hoạt động an toàn của các NHTM. Một NHTM có quy mô vốn chủ sở hữu tăng sẽ làm cho chi phí trả lãi thấp hơn so với việc phải sử dụng vốn vay nợ và vốn huy động nhiều, từ đó làm cho chi phí trả lãi giảm đi làm cho lợi nhuận tăng. Qua tìm hiểu rất nhiều nghiên cứu như của Garza-Garcia (2010), Doliente (2005), Maudos & Solis (2009), Maudos & Guevara (2004), Fungáčová & Poghosyan (2009), Kasman & cộng sự (2010), Fentaw Leykun (2016) đều cho rằng giữa quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có tương quan dương như vậy. Đây cũng là kì vọng của tác giả trong sự tương quan giữa quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Như vậy, giả thuyết cho nhân tố quy mô vốn chủ sở hữu như sau:
H0: Quy mô vốn chủ sở hữu không ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên H1: Quy mô vốn chủ sở hữu ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.
3.2.3.5. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên biên
Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động thể hiện mức độ sử dụng nguồn vốn huy động được từ khách hàng để cho vay, thực hiện chức năng trung gian tài chính của một NHTM. Khi tỷ lệ này tăng cao tức là nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động cho vay càng lớn. Khi tỷ lệ này đạt mức tối ưu các NHTM đang sử dụng hiệu quả nhất
31
nguồn vốn huy động được để cho vay, tránh lãng phí nguồn tiền không sinh lời nhàn rỗi mặt khác lại tốn chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động nguồn tiền đó. Theo kết quả nghiên cứu của Hamadi và Awded (2012) chỉ ra rằng có sự tương