MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45)

34

Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và các tài liệu khác có liên quan từ năm 2008 đến năm 2017 của 13 NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 10 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và 03 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, danh sách các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu trình bày tại phụ lục 1.

3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2008 đến năm 2017 của 13 NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ được xác định trên cở sở dữ liệu bảng (panel data) với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và phần mềm Eviews 8.0

Nguồn dữ liệu: FiinPro - Hệ thống dữ liệu tài chính toàn diện và chuyên sâu nhất về Việt Nam, được cung cấp bởi Công ty cổ phần StoxPlus.

Bộ dữ liệu nghiên cứu của đề tài được trình bày chi tiết tại phụ lục 2.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện các mục tiêu nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để (i) tiếp cận và phân tích cơ sở lý thuyết về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, các nhân tố tác động và ảnh hưởng của các nhân tố đó, (ii) lược khảo và thảo luận các nghiên cứu trước tại Việt Nam và các quốc gia khác về ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, (iii) thiết kế mô hình nghiên cứu và luận giải các giả thuyết nghiên cứu cho từng biến độc lập với biến phụ thuộc, và (iv) thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc rút kết luận và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.

35

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau: thống kê mô tả (Descriptive Statistics), phân tích tương quan (Correlation analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data regression), trong đó:

(i) Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong mô hình nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: giá trị trung bình (Mean), giá trị nhỏ nhất (Mininum), giá trị lớn nhất (Maxinum), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và số quan sát (Observations)…

(ii) Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được sử dụng nhằm xác định mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng hay ngược chiều giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, phân tích tương quan còn gợi ý nhận diện hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng có xảy ra hay không; theo Gujarati, D. N. (2011), nếu hệ số tương quan của một cặp biến độc lập bất kỳ có giá trị tuyệt đối cao hơn 0.8 thì mô hình có thể gặp lỗi đa cộng tuyến nghiêm trọng. Theo Gujarati, D. N. (2011), có ba cách có thể áp dụng để xử lý hiện tượng đa cộng tuyến: (i) bỏ biến có mức độ tương quan cao với biến số khác, (ii) sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính, và (iii) không làm gì; trong đó, phương pháp thứ hai đặc biệt hiệu quả khi xử lý các mô hình có nhiều biến độc lập.

(iii) Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng để kiểm định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng mô hình các nhân tố tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM); sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM với giả thuyết H0 là chấp nhận REM, và H1 là chấp nhận FEM;

36

kiểm định Redundant Fixed Effects Tests để lựa chọn giữa FEM và OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận OLS, và H1 là chấp nhận FEM và kiểm định Lagrange multiplier (LM) test để lựa chọn giữa REM và OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận OLS, và H1 là chấp nhận REM

Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp kiểm định t hoặc kiểm định F với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% để xác định mức độ tin cậy về ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát, và căn cứ hệ số β để giải thích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc.

Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm định và kết luận thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance-inflating factor), nếu VIF lớn hơn 10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng, và ngược lại.

Hiện tượng phương sai sai số thay đổi sẽ được kiểm định và kết luận bằng kiểm định White với giả thuyết như sau: H0 là không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, và H1 là có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Hiện tượng tự tương quan sẽ không cần thực hiện kiểm định nếu kết quả hồi quy được lựa chọn theo FEM vì FEM chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mô hình nên không có hiện tượng tự tương quan; ngược lại hiện tượng tự tương quan sẽ thực hiện kiểm định và kết luận bằng kiểm định Wooldridge với giả thuyết như sau: H0 là không có hiện tượng tự tương quan, và H1 là có hiện tượng tự tương quan.

Sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình, nếu có xảy ra thì kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least Square - GLS); ngược lại kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định dựa trên kiểm định Hausman nói trên.

37

---

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã mô tả quy trình nghiên cứu của đề tài với 7 bước thực hiện. Trên cơ sở giải thích mẫu và dữ liệu nghiên cứu, kết hợp với câu hỏi nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu, chương 3 đã xác định sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó kết quả nghiên cứu được xác định theo phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo OLS, FEM và REM, hoặc GLS nếu mô hình có khuyết tật đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi hay tự tương quan.

38

Chương 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 sẽ trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp OLS, FEM và REM.

Sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình, nếu có xảy ra khuyết tật thì kết quả hồi quy sẽ được xác định theo GLS.

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số lượng quan sát; kết quả thống kê mô tả các biến được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến

Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát

NIM 0.0624 0.9100 -0.0359 0.0784 130 BSIZE 8.0881 9.0431 6.0825 0.5132 130 CR 0.0200 0.0658 0.0000 0.0122 130 EQUITY 0.0873 0.4220 0.0421 0.0432 130 GROWTH 0.2945 3.4358 -0.3924 0.3984 130 LDR 0.8503 1.9155 0.2351 0.1948 130 LSIZE 0.5252 0.7201 0.1139 0.1256 130 QOM 1.1566 86.3024 0.2798 7.5270 130

Nguồn: Tác giả xử lý từ Báo cáo tài chính của các NHTM

Bảng 4.1 đã cho thấy kết quả thống kê mô tả từ dữ liệu thể hiện qua 13 NHTM NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017, bao gồm 130 quan sát. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM dao động từ mức thấp nhất là -3,59% (năm 2011 của TPB) và cao nhất là 91% (năm 2008 của

39

TPB). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình là 6,24%. Tham gia thị trường từ tháng 6/2008, đến cuối năm, TienPhong Bank thu về 65,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và đạt được mức lợi nhuận khởi đầu tốt. Tuy nhiên đến năm 2011, do nợ xấu tăng cao, thua lỗ đến thâm hụt vào vốn và đặc biệt là tình trạng mất thanh khoản, TienPhong Bank được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa vào danh sách 9 NHTM yếu kém vào thời điểm đó lúc bấy giờ, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên âm như một hệ quả tất yếu. Sau năm 2012, TienPhong Bank được tái cấu trúc nhờ tập đoàn DOJI mua lại. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy một kết quả trong giai đoạn 2011-2015, hầu hết các NHTM đều có xu hướng giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, ngoại trừ VPB và TPB. Xu hướng giảm này có thể là được giải thích bởi ảnh hưởng của việc NHNN ban hành quy định trần lãi suất huy động, từ 8% (tháng 12/2012) xuống 5,5% (tháng 10/2014), bên cạnh đó NHNN còn quy định lãi suất cho vay trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,5-11%/năm đối với trung dài hạn. Việc áp dụng cơ chế can thiệp trực tiếp trên giúp ổn định lãi suất, gia tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi qua khủng hoảng. Chính sách trên đạt hiệu quả về mặt vĩ mô tuy nhiên cũng trở thành vấn đề cần phải quan tâm của các NHTM vì nó phản ánh khả năng sinh lời của các NHTM. Một kết quả khác có thể thấy được cho tới thời điểm cuối 2017, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ở một số NHTM cổ phần nhỏ như HDB, MBB, TCB, TPB, VPB có xu hướng duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao và duy trì trong khoảng 5-7%/năm, chỉ duy nhất VPB đạt trên 11%/năm. Đối với nhóm còn lại, trong đó bao gồm cả các NHTM nhà nước, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có xu hướng giảm dần và nằm trong khoảng 2%-5%/năm, điều này theo tác giả có thể giải thích rằng do các NHTM đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, thêm vào đó là xu hướng mới đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh như dịch vụ, ngoại hối, chứng khoán,... đây đều là các nguồn thu ngoài lãi và góp phần cải thiện thu nhập cho ngân hàng và ít rủi ro hơn.

Ngoài ra, từ bảng 4.1, ta còn có thể phân tích được các nhân tố khác của các NHTM như:

40

Quy mô ngân hàng đạt mức trung bình tại giá trị là 8.0881 trong khi mức dao động của quy mô ngân hàng là từ giá trị thấp nhất 6.0825 đến cao nhất là 9.0431. Kết quả này cho thấy sự khác nhau tương đối về mặt quy mô hay tổng tài sản. NHTM có tổng tài sản bình quân lớn nhất trong giai đoạn nghiên cứu là BIDV năm 2017 và thấp nhất là TPB năm 2008.

Trong khi đó quy mô hoạt động cho vay có giá trị lớn nhất là 72,01% (năm 2017 của BIDV) và thấp nhất là 11,39% (năm 2008 của TPB). Giá trị trung bình là 52,52%. Ta có thể thấy các NHTM nhà nước với lợi thế về quy mô và mạng lưới, hoạt động lâu đời thường có quy mô cho vay lớn hơn các NHTM cổ phần nhỏ.

Rủi ro tín dụng có giá trị nhỏ nhất là 0% (năm 2008 của TPB) có thể giải thích là đây là năm đầu tiên hoạt động của TPB và chưa phát sinh được số liệu nợ xấu. Giá trị cao nhất là 6,58% (năm 2012 của SHB). Giá trị trung bình là 2% và độ lệch chuẩn là 1,22%.

Quy mô vốn chủ sở hữu có dao động lớn từ 4,21% ( năm 2017 của BID) đến cao nhất là 42,2% ( năm 2008 của TPB). Trung bình của tỷ lệ này là 8,73%.

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động có giá trị lớn nhất là 191,55% (năm 2008 của HDB) và thấp nhất là 23,51% ( năm 2008 của TPB). Giá trị trung bình là 85,03%. Đến cuối 2017, so với quy định tại đề án tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng năm 2012 quy định tỷ lệ này là 90%, ngoại trừ BID, CTG và VTP, các NHTM khác đều đáp ứng được theo quy định.

Hiệu quả quản lý chi phí của các NHTM có sự dao động lớn từ tỷ lệ 27,98% (năm 2010 của EIB) và cao nhất là 8.630,24% (năm 2011 của TPB, đây là năm thua lỗ nặng nề của TPB). Giá trị trung bình là 115,66% và độ lệch chuẩn cao lên đến 752,7% . Điều đó cho thấy sự chênh lệch lớn trong trình độ quản lý chi phí giữa các NHTM.

Sự tăng trưởng của các NHTM có sự dao động lớn từ tăng trưởng âm đến tăng trưởng dương và đạt giá trị trung bình là 29,45%. Giá trị thấp nhất đạt -39,24% (năm 2012 của TPB, đây là năm tái cơ cấu của ngân hàng này) và giá trị cao nhất

41

đạt 343,58% (năm 2009 của TPB, đây là năm thứ 2 ngân hàng này đi vào hoạt động).

4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Đề tài thực hiện gộp chung dữ liệu từ 13 NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ năm 2008 – 2017 và xác định hệ số tương quan giữa các biến, có đính kèm theo bên dưới từng hệ số tương quan là mức ý nghĩa, kết quả được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến

NIM BSIZE CRISK EQUITY GROWTH LDR LSIZE QOM

NIM 1 BSIZE -0.3546 1 CRISK -0.1753 0.1148 1 EQUITY 0.6789 -0.6383 -0.1019 1 GROWTH 0.3123 -0.4359 -0.1899 0.4316 1 LDR -0.3200 0.2378 -0.1098 -0.2443 -0.1962 1 LSIZE -0.3637 0.6244 0.1413 -0.3903 -0.3730 0.5883 1 QOM -0.1135 -0.1290 -0.1364 0.0376 -0.0275 -0.0950 -0.2321 1

Nguồn: Tác giả xử lý từ kết quả hồi quy

Bảng 4.2 cho thấy mối quan hệ giữa 7 biến độc lập (BSIZE, CRISK, EQUITY, GROWTH, LDR, LSIZE và QOM) và 1 biến phụ thuộc (NIM). Theo kết quả cho thấy biến BSIZE, CRISK, LDR, LSIZE và QOM có mối quan hệ ngược chiều với biến NIM của NHTM, điều này cho thấy các ngân hàng có quy mô càng lớn, rủi ro tín dụng càng cao, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động tăng, quy mô cho vay tăng và hiệu quả quản lý chi phí kém hơn thì có xu hướng thiết lập tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thấp hơn. Trong khi biến EQUITY và GROWTH có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên, điều này có nghĩa là khi quy mô vốn chủ sở hữu được mở rộng, ngân hàng tăng trưởng ngày càng tốt hơn thì thu nhập lãi cận biên của NHTM sẽ được tăng lên.

Bên cạnh đó, bảng 4.2 cũng đã thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau. Theo đó, biến BSIZE có mối quan hệ cùng chiều với các biến LDR, CRISK, LSIZE và có mối quan hệ ngược chiều với các biến EQUITY, GROWTH, QOM; biến CRISK có mối quan hệ cùng chiều với LSIZE và có mối quan hệ ngược chiều

42

với các biến còn lại; biến EQUITY có mối quan hệ cùng chiều với GROWTH, QOM và có mối quan hệ ngược chiều với biến LDR, LSIZE; biến GROWTH có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)