kinh nghiệm quản lý của bộ phận lãnh đạo để nâng cao khả năng quản trị nhằm tránh tình trạng mở rộng quy mô nhưng không thể quản lý tốt dẫn đến phát sinh rủi ro nhiều và vượt tầm kiểm soát, kết quả tác dụng ngược. Các NHTM cũng cần thường xuyên theo dõi, đánh giá lại danh mục tài sản theo hướng tối ưu đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả.
5.2.2. Gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thông qua kiểm soát quy mô cho vay hiệu quả hiệu quả
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô cho vay cho ảnh hưởng ngược với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Khi đưa ra giả thuyết, tác giả kì vọng rằng khi quy mô cho vay tăng tức là các NHTM đang tăng cường hoạt động cho vay, từ đó thu được nhiều lãi vay hơn nên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng và ngược lại. Tuy nhiên kết quả lại trái ngược có thể cho thấy một số ngân hàng lớn tích cực phát triển kinh doanh tín dụng của họ ở mức lợi nhuận thấp bên cạnh đó trong giai đoạn khủng hoảng, nợ xấu tăng
57
cao, quy mô cho vay lớn cũng đi kèm với rủi ro tăng thêm. Có thể thấy hai trường phái lập luận đều có sự hợp lý riêng nhưng để phát triển bền vững nhất, tác giả nhận thấy nên tăng trưởng quy mô cho vay trong mức kiểm soát được rủi ro để lợi nhuận được đảm bảo. Nếu không kiểm soát tốt việc tăng quy mô có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại, gây mất an toàn vốn, nợ xấu tăng, lạm phát cũng đẩy lên cao. Các NHTM cần mở rộng quy mô cho vay với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng tín dụng (đưa ra điều kiện cho vay cụ thể, quy định rõ thẩm quyền phê duyệt,...), nâng cao khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng, mở rộng cho vay ở những lĩnh vực có tiềm năng phát triển, đưa ra các sản phẩm cho vay mới phù hợp với phân khúc khách hàng và tình hình của nền kinh tế hiện tại để vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng vừa đảm bảo việc cho vay được quản lý trong tầm kiểm soát nhằm đánh giá, phát hiện kịp thời rủi ro. Các NHTM cần tuân thủ các điều kiện về an toàn tín dụng theo quy định của NHNN theo từng thời kỳ. Thực hiện tốt điều đó, các NHTM có thể mở rộng quy mô cho vay an toàn và đem lại hiệu quả bền vững hơn.
5.2.3. Gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thông qua các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, rủi ro tín dụng là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và theo hướng ngược chiều. Kiểm soát rủi ro tín dụng tốt đồng nghĩa hạn chế được nợ xấu, từ đó dự phòng rủi ro được trích lập ít hơn và lợi nhuận của các NHTM sẽ được cải thiện đáng kể. Để làm được điều đó cần có nhiều biện pháp trong cả khâu đề phòng và xử lý. Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, các NHTM cần thiết lập chính sách tín dụng phù hợp bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách quy mô, giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và hệ thống xếp hạng tín dụng. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Các NHTM cần đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư mà khách hàng xin vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, cần định giá tài sản đảm bảo chính xác, phù hợp giá trị
58
thị trường và đảm bảo được rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Một biện pháp khác cũng trở nên phổ biến hiện nay đó là mua bảo hiểm tín dụng, đây cũng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng không may rơi vào tình trạng chết, thương tật dẫn đến thất nghiệp, không có thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả. Trong trường hợp, rủi ro tín dụng đã xảy ra cần có các biện pháp tích cực thu hồi nợ sớm qua nhiều cách. Khi người vay gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như đưa ra lời khuyên giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; gia hạn nợ cho khách hàng, tái cơ cấu lại các khoản vay cho khách hàng. Đối với những khoản nợ không thu hồi được thì cần vận dụng tiến hành thanh lý tài sản qua biện pháp như: ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp, thỏa thuận với khách hàng ủy quyền cho ngân hàng bán tài sản để thu hồi nợ, sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay... Hiện nay, các NHTM đang áp dụng biện pháp xử lý để cải thiện tình hình nợ xấu bằng cách bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), đây cũng là một cách để xử lý nợ, lành mạnh hóa tài chính cho các NHTM.