Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số lượng quan sát; kết quả thống kê mô tả các biến được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến
Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát
NIM 0.0624 0.9100 -0.0359 0.0784 130 BSIZE 8.0881 9.0431 6.0825 0.5132 130 CR 0.0200 0.0658 0.0000 0.0122 130 EQUITY 0.0873 0.4220 0.0421 0.0432 130 GROWTH 0.2945 3.4358 -0.3924 0.3984 130 LDR 0.8503 1.9155 0.2351 0.1948 130 LSIZE 0.5252 0.7201 0.1139 0.1256 130 QOM 1.1566 86.3024 0.2798 7.5270 130
Nguồn: Tác giả xử lý từ Báo cáo tài chính của các NHTM
Bảng 4.1 đã cho thấy kết quả thống kê mô tả từ dữ liệu thể hiện qua 13 NHTM NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017, bao gồm 130 quan sát. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM dao động từ mức thấp nhất là -3,59% (năm 2011 của TPB) và cao nhất là 91% (năm 2008 của
39
TPB). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình là 6,24%. Tham gia thị trường từ tháng 6/2008, đến cuối năm, TienPhong Bank thu về 65,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và đạt được mức lợi nhuận khởi đầu tốt. Tuy nhiên đến năm 2011, do nợ xấu tăng cao, thua lỗ đến thâm hụt vào vốn và đặc biệt là tình trạng mất thanh khoản, TienPhong Bank được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa vào danh sách 9 NHTM yếu kém vào thời điểm đó lúc bấy giờ, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên âm như một hệ quả tất yếu. Sau năm 2012, TienPhong Bank được tái cấu trúc nhờ tập đoàn DOJI mua lại. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy một kết quả trong giai đoạn 2011-2015, hầu hết các NHTM đều có xu hướng giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, ngoại trừ VPB và TPB. Xu hướng giảm này có thể là được giải thích bởi ảnh hưởng của việc NHNN ban hành quy định trần lãi suất huy động, từ 8% (tháng 12/2012) xuống 5,5% (tháng 10/2014), bên cạnh đó NHNN còn quy định lãi suất cho vay trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,5-11%/năm đối với trung dài hạn. Việc áp dụng cơ chế can thiệp trực tiếp trên giúp ổn định lãi suất, gia tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi qua khủng hoảng. Chính sách trên đạt hiệu quả về mặt vĩ mô tuy nhiên cũng trở thành vấn đề cần phải quan tâm của các NHTM vì nó phản ánh khả năng sinh lời của các NHTM. Một kết quả khác có thể thấy được cho tới thời điểm cuối 2017, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ở một số NHTM cổ phần nhỏ như HDB, MBB, TCB, TPB, VPB có xu hướng duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao và duy trì trong khoảng 5-7%/năm, chỉ duy nhất VPB đạt trên 11%/năm. Đối với nhóm còn lại, trong đó bao gồm cả các NHTM nhà nước, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có xu hướng giảm dần và nằm trong khoảng 2%-5%/năm, điều này theo tác giả có thể giải thích rằng do các NHTM đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, thêm vào đó là xu hướng mới đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh như dịch vụ, ngoại hối, chứng khoán,... đây đều là các nguồn thu ngoài lãi và góp phần cải thiện thu nhập cho ngân hàng và ít rủi ro hơn.
Ngoài ra, từ bảng 4.1, ta còn có thể phân tích được các nhân tố khác của các NHTM như:
40
Quy mô ngân hàng đạt mức trung bình tại giá trị là 8.0881 trong khi mức dao động của quy mô ngân hàng là từ giá trị thấp nhất 6.0825 đến cao nhất là 9.0431. Kết quả này cho thấy sự khác nhau tương đối về mặt quy mô hay tổng tài sản. NHTM có tổng tài sản bình quân lớn nhất trong giai đoạn nghiên cứu là BIDV năm 2017 và thấp nhất là TPB năm 2008.
Trong khi đó quy mô hoạt động cho vay có giá trị lớn nhất là 72,01% (năm 2017 của BIDV) và thấp nhất là 11,39% (năm 2008 của TPB). Giá trị trung bình là 52,52%. Ta có thể thấy các NHTM nhà nước với lợi thế về quy mô và mạng lưới, hoạt động lâu đời thường có quy mô cho vay lớn hơn các NHTM cổ phần nhỏ.
Rủi ro tín dụng có giá trị nhỏ nhất là 0% (năm 2008 của TPB) có thể giải thích là đây là năm đầu tiên hoạt động của TPB và chưa phát sinh được số liệu nợ xấu. Giá trị cao nhất là 6,58% (năm 2012 của SHB). Giá trị trung bình là 2% và độ lệch chuẩn là 1,22%.
Quy mô vốn chủ sở hữu có dao động lớn từ 4,21% ( năm 2017 của BID) đến cao nhất là 42,2% ( năm 2008 của TPB). Trung bình của tỷ lệ này là 8,73%.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động có giá trị lớn nhất là 191,55% (năm 2008 của HDB) và thấp nhất là 23,51% ( năm 2008 của TPB). Giá trị trung bình là 85,03%. Đến cuối 2017, so với quy định tại đề án tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng năm 2012 quy định tỷ lệ này là 90%, ngoại trừ BID, CTG và VTP, các NHTM khác đều đáp ứng được theo quy định.
Hiệu quả quản lý chi phí của các NHTM có sự dao động lớn từ tỷ lệ 27,98% (năm 2010 của EIB) và cao nhất là 8.630,24% (năm 2011 của TPB, đây là năm thua lỗ nặng nề của TPB). Giá trị trung bình là 115,66% và độ lệch chuẩn cao lên đến 752,7% . Điều đó cho thấy sự chênh lệch lớn trong trình độ quản lý chi phí giữa các NHTM.
Sự tăng trưởng của các NHTM có sự dao động lớn từ tăng trưởng âm đến tăng trưởng dương và đạt giá trị trung bình là 29,45%. Giá trị thấp nhất đạt -39,24% (năm 2012 của TPB, đây là năm tái cơ cấu của ngân hàng này) và giá trị cao nhất
41
đạt 343,58% (năm 2009 của TPB, đây là năm thứ 2 ngân hàng này đi vào hoạt động).