4.2.3.1. Số lượng bạch cầu
Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hêt đối tƣợng nhập viện có tình trạng tăng số lƣợng bạch cầu > 10 G/l (82,5%), số lƣợng bạch cầu trung bình là: 13,54 ± 4,13 G/l. Có 1 đối tƣợng có số lƣợng bạch cầu là 4,3 G/l, nguyên nhân có thể giải thích là do đối tƣợng này tuổi cao, thể trạng suy kiệt.
Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Duy Thƣớng (2002) (số lƣợng bạch cầu là: 11,5 ± 4,6 G/l) [25] và Bircan A và CS (2008) (số lƣợng bạch cầu là: 11,5 ± 4,8 G/l) [38],
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự tăng số lƣợng bạch cầu máu ngoại vi trong đợt cấp COPD và sau đợt điều trị có sự giảm đáng kể số lƣợng trung bình bạch cầu máu ngoại vi, điều đó đồng nghĩa tình trạng nhiễm trùng hô hấp sau điều trị là giảm đáng kể (p < 0,01). Tuy nhiên thành phần bạch cầu đa nhân trung tính lại giảm không có ý nghĩa (p > 0,05).
4.2.3.2. Nồng độ CRP máu
Theo Parks R (2008), tăng nồng độ CRP ≥ 10 mg/l là một chỉ điểm của phản ứng viêm cấp hoặc phản ứng viêm nặng trong đợt cấp COPD [68].
Trong nghiên cứu của chúng tôi giá trị trung bình của nồng độ CRP máu lúc nhập viện là: 60 ± 37,35 mg/l. Kết quả nghiên cứu của Vũ Duy Thƣớng (2002) nồng độ CPR máu là: 31,5 ± 45 ml/l [25]. Bircan A và CS (2008) nồng độ CPR máu của nhóm đợt cấp COPD là: 37 ± 44 mg/l [38].
Sau đợt điều trị chúng tôi thấy có sự giảm đáng kể của giá trị trung bình nồng độ CRP trong máu (p < 0.05). Điều đó khẳng định có sự cải thiện tình trạng nhiễm trùng sau điều trị.