ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ cải thiện lâm sàng, khí máu và chức năng hô hấp sau đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Trang 77 - 80)

4.2.1. Mức độ cải thiện về lâm sàng

Trong nghiên cứu của chúng tôi đối tƣợng là những bệnh nhân đợt cấp COPD nhập viện trong tình trạng có suy hô hấp (SpO2 < 90%; PaO2 < 60 mmHg). Chính vì vậy trong những giờ đầu tiên điều trị việc đảm bảo cung cấp oxy, giảm tình trạng khó thở cho bệnh nhân là rất cần thiết, sau đó là đảm bảo duy trì tình trạng CO2 máu trong giới hạn an toàn.

Để đánh giá mức độ cải thiện sau điều trị, chúng tôi dựa vào sự thay đổi một số chỉ tiêu trên lâm sàng, cận lâm sàng và các chỉ số khí máu động mạch.

4.2.1.1. Mức độ cải thiện về ý thức

Có 4 đối tƣợng nhập viện với tình trạng rối loạn ý thức từ lơ mơ, kích thích đến hôn mê. Có 1 đối tƣợng có chỉ định TKNT xâm nhập. Có 4 đối tƣợng đƣợc TKNT không xâm nhập trong quá trình điều trị.

Sau 1 giờ đầu điều trị thì hầu nhƣ không có sự thay đổi về ý thức. Sau 24 giờ có 2 (chiếm 5%) đối tƣợng, sau 48 giờ có 4 (chiếm 10%) đối tƣợng còn tình trạng ý thức lơ mơ, ngủ gà và sau 72 giờ thì tình trạng ý thức của tất cả đối tƣợng nghiên cứu (100%) đều có mức độ cải thiện rõ rệt.

Những bệnh nhân có ý thức diễn biến xấu hơn khi đƣợc kiểm tra khí máu thì đều có tình trạng toan hô hấp, điều đó có thể giải thích là do việc sử dụng quá liều oxy trong quá trình điều trị.

Nghiên cứu của Trần Văn Ngọc, Bùi Ngọc Uyên Chi (2003) [22] có 10/31 (chiếm 43%) đối tƣợng có tình trạng ý thức xấu hơn trong quá trình điều trị liệu pháp oxy. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với Trần Văn Ngọc, Bùi Ngọc Uyên Chi (p > 0,05).

4.2.1.2. Mức độ cải thiện về tần số thở

Tần số thở lúc nhập viện là: 27,68 ± 2,88 lần/phút. Sau 1 giờ điều trị tần số thở (26,88 ± 2,17) đã có giảm xuống có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), tại các thời điểm sau đó tần số thở giảm xuống rõ rệt (p < 0,001). Tại thời điểm 72 giờ tần số thở là: 20,72 ± 1,78 lần/phút và sau đợt điều trị tần số thở gần nhƣ trở về mức bình thƣờng. Nhƣ vậy có sự cải thiện rõ rệt của tần số thở đối với liệu pháp oxy và TKNT.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiển (2002) [14] và Joosten S.A (2007) [60] cũng thấy có tần số thở của đối tƣợng nghiên cứu giảm xuống đáng kể có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ngay từ những giờ đầu đƣợc sử dụng liệu pháp oxy và TKNT.

Điều này có thể giải thích là ngay giờ đầu đƣợc oxy đã làm nồng độ oxy máu tăng lên rất nhanh đã làm mất tác động kích thích thiếu oxy trƣớc đó dẫn đến làm ức chế một phần trung tâm hô hấp, làm giảm tần số thở [23], [60].

4.2.1.3. Mức độ cải thiện về tần số tim

Tần số tim lúc nhập viện là: 124,20 ± 12,91 lần/phút. Cũng giống nhƣ tần số thở, tần số tim cũng giảm đi ngay giờ đầu tiên điều trị (120,32 ±12,47 lần/phút với p < 0,01) rồi tiếp tục giảm rõ rệt trong những giờ sau đó và trở về mức giới hạn bình thƣờng sau khi kết thúc điều trị (90,72 ± 6,78 lần/phút với p < 0,001).

Nhịp tim nhanh ở bệnh nhân suy hô hấp trong đợt cấp là đáp ứng tất yếu của hệ thống tuần hoàn đối với tình trạng giảm oxy máu và tăng CO2 máu [8]. Khi đƣợc thở oxy cùng với sự cải thiện về oxy máu, tình trạng oxy hóa máu tốt lên sẽ làm tần số tim giảm xuống. Cùng với sự giảm tần số thở, sự giảm tần số tim là yếu tố đánh giá tình trạng cải thiện mức độ suy hô hấp của đối tƣợng nghiên cứu.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quang Hiển (2002) [14] và Joosten S.A (2007) [60].

4.2.1.4. Mức độ cải thiện về tím môi - đầu chi, co kéo cơ hô hấp phụ, ran rít.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả đối tƣợng lúc nhập viện đều có biểu hiện của suy hô hấp.

Cùng với sự cải thiện tốt của oxy máu triệu chứng tím môi và đầu chi nhanh chóng giảm ngay trong giờ đầu bệnh nhân đƣợc thở oxy và tiếp tục giảm ở những giờ tiếp theo. Sau 72 giờ thì thì hầu hết các đối tƣợng không còn dấu hiệu tím môi – đầu chi.

Dấu hiệu co kéo các cơ hô hấp phụ sau giờ đầu chƣa thấy có dấu hiệu cải thiện nhƣng sau 24 giờ thì có sự giảm đáng kể và tiếp tục giảm trong những giờ sau đó.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 đối tƣợng phải thở máy xâm nhập nên mức độ cải thiện có tiến triển chậm hơn so với các đối tƣợng khác, các dấu hiệu tím môi – đầu chi, co kéo cơ hô hấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ dùng an thần, ứ đọng đờm dãi.

Các ran co thắt phế quản tiến triển chậm hơn, trong giờ đầu vẫn có đối tƣợng có tình trạng co thắt tăng và hầu nhƣ không thay đổi trong những giờ đầu. Sau 72 giờ lƣợng ran rít mới giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quang Hiển (2002) [14] và Joosten S.A (2007) [60].

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ cải thiện lâm sàng, khí máu và chức năng hô hấp sau đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Trang 77 - 80)