Tiền sử hút thuốc

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ cải thiện lâm sàng, khí máu và chức năng hô hấp sau đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Trang 73 - 75)

80% đối tƣợng nghiên cứu có tiền sử hút thuốc, trong đó có 57,5% đã từng hút thuốc và 22,5% hiện còn hút thuốc. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung (2009) [18]: trên 60 đối tƣợng COPD có 45/60 (75 %) đối tƣợng có liên quan đến thuốc lá.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt với kết quả nghiên cứu của Stockey R.A (2000) với 55/121 đối tƣợng đang hút thuốc (chiếm 45,4%), 60/121 đối tƣợng có tiền sử hút thuốc (chiếm 49,6%) [73].

Theo Roche N (2008) đối tƣợng có tiền sử hoặc hiện tại hút thuốc trên 10 bao năm là yếu tố nguy cơ dẫn tới COPD [69]. Còn theo Barnett M (2006), tiền sử hút thuốc từ 20 bao năm trở lên có nguy cơ dẫn tới COPD [36].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 80% đối tƣợng có tiền sử hút thuốc, lƣợng thuốc hút trung bình là 22,08 ± 9,8 bao năm. Nhƣ vậy có thể nói hút thuốc là nguy cơ chính gây COPD, chiếm 80% đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả nghiên cứu này cũng gần tƣơng tự các kết quả công bố của các Hội Hô hấp trên thế giới về tỷ lệ ngƣời bị COPD hút thuốc lá [28],[50].

4.1.4. Yếu tố khởi phát đợt cấp

Nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn hay virus là yếu tố thƣờng gặp nhất gây mất bù và khởi phát đợt cấp, tuy nhiên cũng còn có một số yếu tố khác và 1/3 số trƣờng hợp không xác định đƣợc nguyên nhân [50], [52].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 82,5% đối tƣợng nghiên cứu có biểu hiện nhiễm trùng hô hấp. Kết quả của chúng tôi cũng gần phù hợp với tác giả Nguyễn Quang Hiền (2002) [14] là 23/31 (74,6) và với khuyến cáo của các hội Hô hấp trên thế giới [28], [52].

.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ cải thiện lâm sàng, khí máu và chức năng hô hấp sau đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Trang 73 - 75)