Do nguồn vốn dành cho ĐTPT của Nhà nước là có hạn và NHPT được thiết kế là một kênh cung cấp tín dụng có hiệu quả của Nhà nước trên cơ sở thu hồi vốn cho vay nên đối tượng cho vay của NHPT hạn chế hơn các NHTM. NHPT không thực hiện cho vay dàn trải tất cả các dự án mà tập trung vào những dự án mang tính chất cấp bách theo định hướng và chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đặc điểm này cho thấy hoạt động cho vay đầu tư của NHPT mang tính chất tập trung vào mũi nhọn chứ không mang tính rộng khắp như hoạt động tín dụng của các NHTM.
NHPT xem xét cho vay đầu tư các đối tượng là các dự án phát triển (DAPT) do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. DAPT là dự án trực tiếp tạo ra các sản phẩm chiến lược, tăng cường sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, tăng cường quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư. Các
DAPT nhằm làm giảm khuyết tật của thị trường, những nhân tố làm chậm quá trình phát triển: Việc hình thành và phát triển các công ty có tính độc quyền đã làm giảm tính cạnh tranh của thị trường. Yêu cầu về hàng hóacông cộng nhằm đảm bảo phúc lợi cho đa số người dân không được thị trường đáp ứng tốt. Nhu cầu vốn lớn để phát triển những ngành kinh tế mới vượt quá khả năng huy động vốn của thị trường tài chính nhỏ bé. Do vậy, cần có sự can thiệp của Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển với chi phí thấp nhất.
Các DAPT nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia, có qui mô lớn, thời gian vận hành dài. Tại nhiều nước đang phát triển, DAPT do Chính phủ quyết định và thực hiện, nó mang tính chất dự án công (nguồn tài trợ từ Chính phủ là chủ yếu). Một số dự án do các tập đoàn kinh tế của Nhà nước hoặc tư nhân thực hiện có sự hỗ trợ của Nhà nước. Dự án Phát triển có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, DAPT là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia:
- DAPT nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia như: chiến lược công nghiệp hóa (Phát triển các ngành công nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội).
- Khuyến khích xuất khẩu: Nhà nước hỗ trợ hoặc thực hiện các dự án chế biến hàng xuất khẩu, xây dựng các cơ sở nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho xuất khẩu.
- Thay thế nhập khẩu: Phát triển ngành sản xuất thay thế nhập khẩu bằng cách sử dụng tối đa lợi thế của đất nước, giảm chi ngoại tệ, tạo việc làm cho người lao động…Nhà nước hỗ trợ ngành công nghiệp non trẻ trong giai đoạn đầu để cạnh tranh được với các hãng nước ngoài.
- Ngành công nghiệp chiến lược: tạo nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nhiều ngành kinh tế khác, hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài.
- Ngành sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp tới an ninh xã hội và quốc gia: hàng không, thủy điện, cung cấp nước sạch...
- Dự án phát triển nông thôn: ngành chế tạo máy, cơ khí để phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đường giao thông, kênh tưới tiêu…
DAPT đòi hỏi vốn đầu tư tín, công nghệ phức tạp, vì vậy, nhu cầu vay rất cao. Quá trình đầu tư liên quan tới thăm dò địa chất, nghiên cứu môi trường tự nhiên, xã hội công phu, liên quan tới các loại máy móc đặc chủng, phức tạp, chuyển giao công nghệ, bí quyết...cần có đánh giá của các chuyên gia các công ty tư vấn.
Thứ hai, DAPT nhằm tới 2 mục tiêu: Hiệu quả tài chính và xã hội.
Dự án thương mại nhằm mục tiêu duy nhất là gia tăng lợi nhuận. DAPT kết hợp hai mục tiêu hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội, đã là các dự án kinh tế. Các DAPT phải tạo ra thu nhập bù đắp chi phí và có lãi. Do đó, các dự án này phải được xây dựng trên cơ sở tính toán hiệu quả tài chính trực tiếp.
Khác với dự án thương mại, DAPT phải thực hiện các mục tiêu xã hội như phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế…Chủ đầu tư thường là Nhà nước hoặc cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia.
Thứ ba, DAPT nhận hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước: Do tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, DAPT thường nhận hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước, như được Ngân sách cấp vốn, được vay ưu đãi, được Chính phủ bảo lãnh khi vay vốn...