Kiểm soát sự gia tăng của nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp tăng cường tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La (Trang 86 - 87)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN SƠN LA

3.2.6. Kiểm soát sự gia tăng của nợ quá hạn

+ Hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh đang có xu hướng gia tăng. Cùng với việc đẩy mạnh cho vay các dự án mới có hiệu quả, nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, Chi nhánh cần tích cực thực hiện giảm số nợ quá hạn, lãi treo bằng biện pháp giám sát các dự án có nợ quá hạn để tận thu, kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định để thu hồi nợ vay.

+ Chi nhánh tiến hành phân loại nợ, chủ đầu tư, nhóm dự án hàng tháng, hàng quý theo hướng dẫn của NHPT để có biện pháp thu nợ phù hợp. Trên cơ sở phân loại nợ, cần phân công cụ thể cho cán bộ chuyên quản bám sát từng đơn vị, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh để tận thu nếu có thể, mặt khác, có những đề xuất kịp thời để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.

+ Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ của tổ đốc thu tại Chi nhánh bằng cách thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của chủ đầu tư, nâng cao khả năng phân tích báo cáo tài chính của cán bộ và thường xuyên có mối liên hệ với các tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản, kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như các nguồn tiền hợp pháp của chủ đầu tư để thực hiện việc thu nợ. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả Tổ đôn đốc thu, Chi nhánh cần chuẩn bị tốt cho việc xử lý tài sản.

+ Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHPT để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ theo quy định. Đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu. Thông qua xử lý nợ, phải có đánh giá và rút kinh nghiệm đối với các loại hình dự án và các điều kiện tín dụng cần thiết, nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay mới, cụ thể:

- Có giải pháp phù hợp trong việc cơ cấu nợ phù hợp với các dự án do khủng hoảng kinh tế, để một mặt đạt kế hoạch thu nợ, mặt khác giảm bớt áp lực cho chủ đầu tư, tạo điều kiện về tài chính để chủ đầu tư phát huy hiệu quả dự án.

- Đối với những dự án đã hoàn thành, có nguồn thu nhưng chưa đến kỳ trả nợ (do trong quá trình thẩm định cho phép thời gian ân hạn dài hơn thực tế), Chi nhánh phải chủ động phối hợp với chủ đầu tư rà soát báo cáo Tổng Giám đốc để có cơ chế xử lý theo hướng điều chỉnh lại thời điểm bắt đầu trả nợ và mức trả nợ phù hợp với thời điểm đưa dự án vào hoạt động, công suất thực tế của dự án, tránh tình trạng để chủ đầu tư chiếm dụng vốn.

- Các dự án đã hoàn thành mà hoạt động kém hiệu quả, Chi nhánh cần chủ động đề xuất với Hội sở chính để thực hiện các giải pháp quyết liệt như bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Chủ động làm việc với các ngành, các Tập đoàn, để tìm giải pháp hỗ trợ trả nợ đối với các dự án phát sinh nợ quá hạn thuộc các Bộ, ngành, các Tập đoàn.

- Kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay đối với các dự án đã phát sinh nợ quá hạn trên 6 tháng mà đang dừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động dưới 30% công suất thiết kế.

- Tiếp tục quan tâmcông tác rà soát, kiểm kê đánh giá tài sản bảo đảm, đây là nhiệm vụ quan trọng để đánh giá khả năng thu hồi nợ vay của các khoản vay TDĐT. Đối với việc mua bảo hiểm cho các tài sản thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm, Chi nhánh tăng cường rà soát thực hiện đóng quy định của Luật bảo hiểm và các quy định liên quan, kể cả bảo hiểm cháy nổ. Từ kết quả rà soát, Chi nhánh chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trong quá trình chấp hành báo cáo cũng như công tác BĐTV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp tăng cường tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w