Huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp tăng cường tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La (Trang 38 - 42)

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN SƠN LA 2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La

2.1.3.1. Huy động vốn

Để nâng cao nguồn vốn, Chi nhánh NHPT Sơn La đãtích cực triển khai việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn tỉnh đồng thời linh hoạt trong việc vốn hóa các nguồn vốn nhàn rỗi tại Chi nhánh nhằm đáp ứng đủ vốn cho vay TDXK và một phần cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với các dự án thuộc diện phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2016 – 2019 có xu hướng tăng, mặc dù không đồng đều ở các mức kỳ hạn, cụ thể như sau:

- Trong năm 2016, Chi nhánh đã huy động được 696 tỷ đồng/690 tỷ đồng (trong đó: Huy động kỳ hạn dưới 12 tháng: 20 tỷ đồng; kỳ hạn trên 12 tháng: 1 tỷ đồng và huy động không kỳ hạn: 675 tỷ đồng chiếm 96,99% số vốn huy động).

- Trong năm 2017, Chi nhánh đã huy động được 768 tỷ đồng/700 tỷ đồng vượt 9,7% so với kế hoạch (trong đó: Huy động kỳ hạn dưới 12 tháng: 17 tỷ đồng; kỳ hạn trên 12 tháng: 2 tỷ đồng và huy động không kỳ hạn: 749 tỷ đồng chiếm 97,55% số vốn huy động).

- Trong năm 2018, Chi nhánh đã huy động được 1.618 tỷ đồng/1.200 tỷ đồng vượt 34.8% so với kế hoạch (trong đó: Huy động kỳ hạn dưới 12 tháng: 4 tỷ đồng; kỳ hạn trên 12 tháng: 2 tỷ đồng và huy động không kỳ hạn: 1.612 tỷ đồng chiếm 99,62% số vốn huy động).

- Trong năm 2019, Chi nhánh đã huy động được 2.912 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng vượt 94% so với kế hoạch (trong đó: Huy động kỳ hạn dưới 12 tháng: 39 tỷ đồng; kỳ hạn trên 12 tháng: 9 tỷ đồng và huy động không kỳ hạn: 2.864 tỷ đồng chiếm 98,33% số vốn huy động).

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La giai đoạn 2016 - 2019 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Tổng số HĐV 696 768 1.618 2.912 Tăng trưởng 110% 111% 80% 1 Kỳ hạn dưới 12 tháng 20 17 4 39 Tỷ trọng (%) 2,87% 2,19% 0,25% 1,35% 2 Kỳ hạn trên 12 tháng 1 2 2 9 Tỷ trọng (%) 0,14% 0,26% 0,14% 0,32% 3 Không kỳ hạn 675 749 1.612 2.864 Tỷ trọng (%) 96,99% 97,55% 99,62% 98,33 % (Nguồn: Báo cáo Tài chính Chi nhánh NHPT Sơn La năm 2016-2019)

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu 2.1. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La giai đoạn 2016 – 2019

(Nguồn: Báo cáo Tài chính Chi nhánh NHPT Sơn La năm 2016-2019) Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La giai đoạn 2016 – 2019

(Nguồn: Báo cáo Tài chính Chi nhánh NHPT Sơn La năm 2016-2019)

Từ kết quả huy động vốn cho thấy: Với cơ chế lãi suất chưa thật linh hoạt và mức lãi suất thấp hơn với lãi suất thị trường, trong khi NHPT chưa có hệ thống thanh toán trực tiếp với khách hàng nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Kết quả huy động vốn của Chi nhánh còn chưa cao so với các đơn vị trong hệ thống. Kết quả trên cho thấy tình hình cân đối giữa việc tự huy động, cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh còn khoảng cách lớn. Số vốn huy động được chỉ đáp ứng được một phần cho vay trung, dài hạn. Trong giai đoạn 2016-2019 vốn huy động có xu hướng tăng, nhưng so với yêu cầu giải ngân hàng năm của Chi nhánh thì kết quả huy động chiếm tỷ trọng nhỏ.

2.1.3.2. Cho vay đầu tư

Bám sát mục tiêu, định hướng phát triển về ngành, lĩnh vực của Nhà nước và của Tỉnh đồng thời quan tâm tới việc quản trị rủi ro, Chi nhánh NHPT Sơn La luôn chủ động trong việc tìm kiếm các dự án đúng đối tượng, hiệu quả trên địa bàn để thẩm định cho vay nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển của tỉnh.

Chi nhánh NHPT Sơn La là Chi nhánh trước đây tập trung chủ yếu vào cho vay theo chỉ định của Nhà nước với các chương trình: Mía đường, trồng rừng kinh tế, trồng rừng nguyên liệu, đầu tư phát triển sắn, ngô, cà phê... nhưng do thiếu vùng nguyên liệu, sương muối, thay đổi cơ chế chính sách... nên các dự án trên đã không phát huy được hiểu quả dẫn đến dự án không đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay của Nhà nước. Chính vì vậy, từ năm 2016 trở lại đây Chi nhánh chỉ tập trung vào tiềm kiếm các dự án nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế như các dự án: điện, thủy điện, xi

măng, bệnh viện, đổi đất cơ sở hạ tầng để cho vay làm dư nợ vay tăng lên mạnh mẽ.

Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Dư nợ Nợ quáhạn

Tỉ lệ nợ quá hạn

(%)

Lãi phải thu chưa thu 1 Năm 2016 2.801 89 3,2 190 2 Năm 2017 2.795 78 2,8 187 3 Năm 2018 2.439 71 2,9 112 4 Năm 2019 2.271 70 3,1 143

(Nguồn: Báo cáo Tài chính Chi nhánh NHPT Sơn La năm 2016-2019)

Biểu 2.3: Chất lượng dư nợ tín dụng đầu tưcủa Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La giai đoạn 2016 – 2019

(Nguồn: Báo cáo Tài chính Chi nhánh NHPT Sơn La năm 2016-2019)

Qua biểu trên có thể nhận thấy rằng dư nợ TDĐT tại Chi nhánh NHPT Sơn La đang giảm một cách rõ rệt. Năm 2016 giảm từ 2.801 tỷ đồng xuống 2.795 tỷ đồng. Năm 2018 giảm 356 tỷ đồng so với năm 2017, đến năm 2019 dư nợ giảm là 168 tỷ đồng, ví dụ như dự án nhà máy thủy điện Sơn La trả hết nợ gốc năm 2018 là 143 tỷ đồng, nhà máy thủy điện Nậm Chiến hàng năm trả xấp xỉ 28 tỷ đồng, nhà máy thủy điện Suối Lừm 3 trả nợ gốc hàng năm xấp xỉ 22 tỷ đồng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quy mô cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới tỷ lệ tăng trưởng tín dụng mà NHPT và Nhà nước đặt ra.

Nợ quá hạn được giữ trong tỷ lệ cho phép được NHNN quy định đối với tỉ lệ nợ quá hạn tại một tổ chức tín dụng, tỷ lệ này xấp xỉ 3% và đến năm 2018 đã giảm bớt so với các năm trước nhưng vẫn còn cao. Tuy nhiên lãi phải thu chưa thu tại Chi nhánh còn cao qua các năm cho thấy tình hình kinh tế kém khả quan ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận cũng như nguồn thu để duy trì hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp tăng cường tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w