GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN SƠN LA
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố hàng đầu cho sự thành công hay thất bại. Để một tổ chức hoạt động có hiệu quả cần một đội ngũ cán bộ có chất lượng và được quản lý tốt. Điểm yếu của hệ thống NHPT nói chung và Chi nhánh NHPT Sơn La nói riêng là trình độ đội ngũ cán bộ còn thấp, đây là hậu quả của cơ chế cũ để lại. Hệ thống NHPT có gần 3.000 cán bộ viên chức nhưng trình độ chuyên môn mà đặc biệt là được đào tạo đúng ngành tài chính - ngân hàng còn rất ít. Nhiều cán bộ chưa qua đào tạo cơ bản, số cán bộ đã qua đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học thì chất lượng lại chưa cao, sự hiểu biết về thị trường còn non yếu. Nếu xét trình độ ngoại ngữ và tin học còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa tốt. Thậm chí còn gây nên những tổn như mất vốn cho NHPT. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn Ngân lực cho tương xứng với yêu cầu kinh doanh trong tiến trình hội nhập hiện nay đang là vấn đề bức xúc.
Nhìn chung cán bộ của Chi nhánh trong những năm qua đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay đầu tư nói riêng, cán bộ tín dụng có vai trò rất quan trọng. Cán bộ tín dụng là người gắn bó chặt chẽ với chủ đầu tư và dự án nhất, kể từ khi thẩm định, giải ngân tới khi hoàn thành thu nợ. Vì vậy, việc cho vay, thu nợ có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng CBTD. CBTD phải là người phải có tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, trình độ, sức khoẻ, nhanh nhạy để nắm bắt được hơi thở của doanh nghiệp cũng như dự án.
Nâng cao đội ngũ CBTD là việc cần thường xuyên được quan tâm thực hiện. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần rà soát để đảm bảo chỉ những cán bộ đạt các tiêu chí, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới làm CBTD.
- Đối với những CBTD quản lý các khách hàng thường xuyên phát sinh nợ xấu cần được phân tích, đánh giá đểtìmra nguyên nhân chính, qua đó xem xét có
tiếp tục giao làm công tác tín dụng không. Trong trường hợp cần bổ sung CBTD có thể luân chuyển từ các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất tốt từ các phòng khác hoặc có thể thu hút từ các đơn vị bên ngoài (trường hợp này chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết và thực tế cũng không dễ thực hiện). Việc xây dựng đội ngũ CBTD cũng cần đảm bảo yếu tố hài hòa, cân đối trong việc bố trí cán bộ giữa các phòng, đồng thời cần phải coi trọng để tập trung số cán bộ có chất lượng, kinh nghiệm, bản lĩnh trong công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư.
- Để đảm bảo chất lượng cán bộ, những năm qua Chi nhánh đã tạo điều kiện để cán bộ thường xuyên được học tập, nghiên cứu mở rộng hiểu biết và nâng cao trình độ chuyên môn. Việc học tập, đào tạo và nghiên cứu của cán bộ cần được đổi mới ở một số mặt, kết hợp giữa đào tạo lại, đào tạo nâng cao với đào tạo tại chỗ và tự đào tạo trong đã đặc biệt quan tâm đến đào tạo tại chỗ và tự đào tạo. Đào tạo nâng cao và đào tạo lại phục vụ cho các mục tiêu chiến lược về cán bộ cũng như hoàn chỉnh kiến thức để phù hợp với yêu cầu công việc. Loại hình này phải gắn với chiến lược phát triển của Ngành và công tác quy hoạch cán bộ. Khuyến khích cán bộ không thuộc đối tượng quy hoạchtìmmô hình đào tạo phù hợp và tự túc kinh phí.
Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tập trung vào loại hình đào tạo tại chỗ và tự đào tạo, là các hoạt động như thảo luận nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, tự nghiên cứu theo chuyên đề hoặc lĩnh vực chuyên môn,đặc biệt là tập huấn cho CBTD về kỹ năng phân tíchbáocáo tài chính doanh nghiệp; phân tích chi tiết khả năng đảm bảo vốn tự có của từng dự án khi vay vốn tại Chi nhánh… phục vụ cho thực hiện tốt các nhiệm vụ đang triển khai. Trọng tâm của loại hình này là hoạt động thảo luận nghiệp vụ thường xuyên. Thực tế cho thấy cần chia các nội dung thảo luận nghiệp vụ theo hai mảng là thảo luận về kiến thức và thảo luận về tình huống thực tế. Thảo luận về kiến thức giúp cán bộ nâng cao tính toàn diện, cần đi vào những chuyên đề thiết thực như đọc và phân tích dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, báocáo tài chính doanh nghiệp, quy định về tính khấu hao, quy định về thuế… Thảo luận tình huống đưa ra những tình huống cụ thể đã xảy ra tại Chi nhánh, trong hệ thống hoặc tại các tổ chức tín dụng, các đơn vị kinh tế khác...
Hai hình thức này bổ trợ cho nhau để cung cấp cho cán bộ những kiến thức bổ ích cùng kinh nghiệm thực tế để thực hiện nhiệm vụ. Thảo luận nghiệp vụ là giải pháp hữu ích, cần được duy trì và đổi mới phương pháp thường xuyên.
- Chi nhánh NHPT Sơn La cần quan tâm đặc biệt tới việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực cho công tác thẩm định dự án nói riêng, bởi đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của Chi nhánh. Nghiệp vụ Ngân hàng phát triển đòi hỏi chất lượng về con người thẩm định ngày càng cao. Do đó, để hoàn thiện được công tác thẩm định, đảm bảo an toàn tín dụng và phòng ngừa đến mức thấp nhất rủi ro thì đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải có trình độ nghiệp vụ, có đạo đức tốt, am hiểu thị trường, am hiểu về pháp luật và đặc biệt phải biết yêu nghề. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải được sắp xếp chọn lọc, có tay nghề vững vàng, luôn được bồi dưỡng kiến thức, biết vận hành thành thạo các quy chế, quy trình của ngành. Mỗi cán bộ thẩm định phải có phương pháp tiếp cận khách hàng, thu thập thông tin cần thiết từ bạn hàng, từ hồ sơ vay vốn của khách hàng, từ các tổ chức tín dụng, từ nguồn tin của Trung tâmphòng ngừa rủi ro và từ nguồn thông tin khác trên thị trường...Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng, nhờ có thông tin tín dụng, các cán bộ thẩm định có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong hoạt động cho vay của mình. Thông tin càng nhanh nhạy chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng cao.
Phải có nghệ thuật thẩm định khách hàng và làm tốt khâu thẩm định ban đầu. Trong khâu này đặc biệt phải quan tâm đến việc điều tra nghiên cứu và phân tích về năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp về phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Thẩm định khách hàng tốt sẽ là cơ sở ban đầu quyết định đến sự an toàn cho nguồn vốn của NHPT.
Phải sử dụng nghệ thuật cho vay tức là thực hiện việc quản lý, giám sát và kiểm tra các khía cạnh vô hình, để xác định khả năng thành công của người vay. Công việc kiểm tra giám sát muốn vay cần phải được làm thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn cho món vay. Chi nhánh NHPT Sơn La cần xây dựng nguồn lực con người vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, trí tuệ nhạy bén trong kinh
doanh làm động lực phát triển, thực hiện xây dựng nguồn lực có chất lượng để tạo lợi thế so sánh của Ngân hàng, cán bộ có tâm huyết và có tầm hiểu biết, có năng lực sáng tạo là đóng góp quyết định đối với sự phát triển bền vững của Chi nhánh. Tăng cường quản lý và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài đối với công tác thẩm định, do đó việc tạo nguồn nhân lực cho công tác thẩm định cần tập trung vào.
* Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thẩm định dự án.
Chi nhánh cần nghiên cứu, xây dựng chương trình cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thẩm định. Ngoài các đợt tập huấn nghiệp vụ tín dụng được tổ chức hàng năm như hiện nay, cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về kinh nghiệm cho vay, thẩm định dự án (Chú trọng kỹ năng đánh giá, phân loại khách hàng và kỹ năng phân tích tài chính, thẩm định dự án...). Lực lượng giảng dạy có thể là chính các cán bộ tín dụng, thẩm định có trình độ, kinh nghiệm của Chi nhánh hoặc thuê các chuyên gia từ các Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng bạn hoặc các trường có uy tín như trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính. Do yêu cầu về kiến thức kinh tế xã hội tổng hợp sâu rộng khi thẩm định dự án nên không phải bất cứ cán bộ nào, cho dù là sinh viên mới ra trường các cán bộ mới thuyên chuyển cũng có thể nắm bắt một cách đầy đủ công việc thẩm định tài chính dự án trung và dài hạn. Vì vậy, cách đào tạo bồi dưỡng cán bộ tốt nhất là đào tạo bằng chính công việc. Cách này đã được công ty nước ngoài thực hiện rất có hiệu quả.
Mỗi dự án, tất nhiên tuỳ thuộc vào tính chất cũng như yêu cầu về thời gian, nên có hai cán bộ cùng thẩm định, một cán bộ có kinh nghiệm chịu trách nhiệm chính về dự án, một cán bộ mới cũng tham gia. Qua thực tế dự án, kết hợp với nền tảng kiến thức của mình, các cán bộ mới sẽ có thể nắm bắt nhanh hơn kỹ năng thẩm định dự án. Để cán bộ có thêm cơ hội tiếp cận với các phương pháp và kỹ năng thẩm định hiện đại cũng như kinh nghiệm quốc tế, có thể mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm hoặc liên hệ, cử các cán bộ thẩm định đi thực tập tại các ngân hàng nước ngoài. Cách thức đào tạo thông qua công việc nên
áp dụng với các Chi nhánh bằng cách các Chi nhánh chưa có kinh nghiệm thẩm định dự án nhất là các dự án lớn có tính chất phức tạp cần thường xuyên tổ chức cho cán bộ thẩm định đi thực tập về thẩm định dự án tại các Chi nhánh có năng lực thẩm định tốt hơn như ở Sở Giao dịch I, Sở Giao dịch II...Một điểm đáng chú ý là cần khuyến khích cán bộ thẩm định chịu khó tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc đặc biệt là phải tự trau dồi đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ NHPT.