Kiến nghị với NHPT Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp tăng cường tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La (Trang 88 - 90)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN SƠN LA

3.3.1. Kiến nghị với NHPT Việt Nam

Hiện nay, hoạt động cho vay đầu tư của Chi nhánh bị giới hạn bởi danh mục ngành nghề, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ, tức là việc đa dạng hóa các ngành nghề cho vay nhằm phân tán rủi ro gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để các Chi nhánh hoạt động thật sự hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, Chi nhánh kiến nghị với NHPT Việt Nam một số nội dung sau:

- Thứ nhất, cùng với việc tham gia sửa đổi Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển đất nước, NHPT cần tập trung đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt việc tái cấu trúc hệ thống, trong đó chú trọng việc tổ chức, sắp xếp lại các Chi nhánh cho phù hợp để đảm bảo tính ổn định lâu dài.

- Thứ hai, xây dựng giới hạn về chất lượng tín dụng đối với hệ thống: Hiện nay NHPT quy định giới hạn nợ quá hạn cho vay đầu tư là 3% trong tổng dư nợ. Trong trường hợp phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 24/5/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHPT cần có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ nợ không thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn cùng với chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn 3% như hiện nay. Mặt khác, các dự án thuộc các ngành nghề, lĩnh vực vay vốn TDĐT của Nhà nước có đặc thù là rủi ro nhiều hơn các dự án thông thường, vì vậy, giới hạn tỷ lệ nợ quá hạn 3% là mức khó thực hiện được.

- Thứ ba, sớm hoàn thiện việc xây dựng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng, không những giúp NHPT nói chung và các Chi nhánh nói riêng phân loại nợ trung thực hơn mà còn là công cụ tư vấn, giúp ban lãnh đạo Chi nhánh có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng, hướng nhiều hơn về khách hàng. Vì việc phân loại nợ của NHPT không bị áp lực về việc trích rủi ro

nhưng nó có tác dụng đánh giá chính xác thực trạng nợ xấu, để có giải pháp thích hợp, nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả. Mặt khác, có cơ sở để đánh giá chính xác khả năng tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để nhận biết các dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, từ đó có các biện pháp kịp thời,...

- Thứ tư, cần đánh giá, tổng kết để sửa đổi, bổ sung để chính thức ban hành Sổ tay nghiệp vụ Cho vay đầu tư kịp thời, trong đó cần bổ sung hướng dẫn chi tiết thẩm định thị trường đầu ra, đầu vào của dự án. Nội dung thẩm định thị trường hiện nay trong Sổ tay hướng dẫn còn sơ sài. Thị trường một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của dự án. Vì, dự án là cách thức để đáp ứng nhu cầu của thị trường về hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở thị trường đầu vào nhất định. Dự án chỉ thực sự hiệu quả khi sản phẩm đầu ra của dự án (hàng hóa, dịch vụ) được thị trường chấp nhận. Đương nhiên, do đối tượng cho vay của NHPT đã được Chính phủ quy định, vì vậy, phải có cơ sở vững chắc, rõ ràng khi phân tích nhu cầu của thị trường, trong đã bao gồm cả dự báo nhu cầu của thị trường.

- Thứ năm, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đảm bảo chủ động về nguồn vốn để duy trì ổn định các hoạt động cho vay. Mở rộng và phát triển an toàn các hoạt động và dịch vụ ngân hàng nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Thứ sáu, sớm tổng kết đề án cho vay thí điểm và có cơ chế cụ thể để phù hợp với mô hình ngân hàng chính sách có hoạt động kinh doanh độc lập bổ trợ cho hoạt động chính sách nhằm đạt được mục tiêu tự chủ về tài chính.

- Thứ bảy, cần tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ trong việc thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm. Đồng thời, đánh giá, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm của các Chi nhánh NHPT; học hỏi kinh nghiệm xử lý nợ của các Ngân hàng thương mại trong việc thu hồi các khoản nợ xấu.

- Thứ tám, hoàn thiện và ban hành Quy chế, quy trình nghiệp vụ về chính sách khách hàng, có chế tài bảo đảm điều kiện giám sát công khai đối với khách hàng để chủ động xử lý khi có sự vụ phát sinh xấu do doanh nghiệp suy giảm, CĐT vi phạm về tài chính...

- Thứ chín, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBTD, cán bộ thẩm định về phân tích, đánh giá chi tiết khả năng đảm bảo vốn tự có của CĐT khi tham gia dự án; phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, cho vay đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp tăng cường tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w