CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN SƠN LA 2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La
ST T Chỉ tiêu Đơn vị
T Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Kế hoạch Tỷ đồng 862 881 890 830 2 Thực hiện Tỷ đồng 738 881 779 740 3 Tỷ lệ giải ngân % 85,61 100 87,5 89,15
(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh NHPT Sơn La)
Kế hoạch giải ngân hàng năm của Chi nhánh còn phải điều chỉnh nhiều lần đặc biệt đối với các dự án chuyển tiếp do dự án chậm tiến độ, nguyên nhân do ảnh hưởng của lạm phát nên giá cả đầu vào tăng liên tục đã tác động trực tiếp đến các nhà thầu, do đã nhiều dự án phải dừng lại để thay đổi nhà thầu, hoặc ký hợp đồng bổ sung điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, do vậy việc giải ngân không đạt kế hoạch giao, điển hình như các dự án: Nhà máy Thủy điện Chiềng Ngàm Thượng; Nhà máy Thủy điện Nậm Giôn; Nhà máy Thủy điện Nậm Chiến; Nhà máy xi măng Sơn La…
Nhìn chung, việc mở rộng cho vay đầu tư tại Chi nhánh không thuận lợi do dự án thuộc đối tượng vay không nhiều. Đối tượng cho vay chủ yếu là các dự án thuộc đối tượng ngành, nghề lĩnh vực; các dự án thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn như dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, cơ khí, xi măng. Các dự án: xã hội hóa giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường không có. Năm 2017 việc thực hiện giải ngân cao hơn cả nhờ cho vay DA Bệnh viện đa khoa cuộc sống, nhờ vậy tỷ lệ giải ngân đạt 100% so với kế hoạch. Kết quả, qua ba năm tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giải ngân của ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao (xấp xỉ 90%), đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn đầu tư của khách hàng cũng như cung cấp kịp thời nguồn vốn cho thị trường, thực hiện các giải pháp tài chính của Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế.
Thông thường kế hoạch giải ngân được các khách hàng/chủ đầu tư lập gửi ngân hàng theo từng năm có cụ thể đến hàng quý. Những dự án đã đăng ký kế hoạch giải ngân trong quý mà không đủ điều kiện để giải ngân (như điều kiện về tài sản đảm bảo, điều kiện vốn tự có tham gia đầu tư, dự án để nợ quá hạn, thiếu hóa đơn, bảo lãnh,…) thì phải trình hội sở chính chuyển sang kế hoạch quý sau và khách
hàng/chủ đầu tư phải nộp phí phạt chậm giải ngân, bản thân chi nhánh Ngân hàng phải chịu lãi suất nội bộ do không giải Ngân hết hạn mức. Mặt khác, không giải ngân kịp thời vốn vay sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Vì thế, Ngân hàng luôn đặt nhiệm vụ giải ngân lên hàng đầu tránh để ùn tắc nguồn vốn.