Liên hệ cân đối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Giáo dục và Y tế Hà Vân (Trang 42 - 43)

Công cụ liên hệ cân đối được sử dụng trong phân tích phân tích BCTC đòi hỏi mối quan hệ cân đối về mặt lượng giữa các chỉ tiêu trên BCTC. Tác giả luận văn đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr. 43) khi cho rằng: “khác với công cụ loại trừ đòi hỏi mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích phải là mối quan hệ “chặt” (mối quan hệ tích số hoặc thương số hay kết hợp tích số với thương số), trong công cụ liên hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân tố là mối quan hệ “lỏng” (mối quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số). Trong mối quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng mà không cần phải đặt nhân tố đó trong điều kiện giả định khác nhau như trong kỹ thuật loại trừ. Chính vì vậy, trong công cụ liên hệ cân đối, việc quy định trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là không cấn thiết mà thứ tự các nhân tố phụ thuộc vào mối liên hệ cân đối vốn có giữa chúng”.

Theo đó, có thể thấy khi xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích bằng công cụ liên hệ cân đối, nhà phân tích xác định chênh lệch từng nhân tố giữa hai kỳ, giữa các nhân tố mang tính chất độc lập. Tuy nhiên, cần lưu ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Công cụ này có nhiều ưu điểm hơn phương pháp loại trừ bởi sự đơn giản hoá và dễ dàng trong tính toán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Giáo dục và Y tế Hà Vân (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w