Hiệu quả KD là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng và tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có của DN để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình KD với chi phí thấp nhất. Hiệu quả KD của DN được coi là tối ưu thể hiện qua mối tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được theo hướng tăng kết quả, giảm chi phí cả về mặt không gian và thời gian, cả về lượng và chất của các yếu tố cấu thành trong quá trình KD. Một DN chỉ có thể đạt được hiệu quả KD khi các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất KD được sử dụng có hiệu quả.
Thước đo hiệu quả KD chính là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và là tiêu chuẩn đánh giá tối đa hóa kết quả đạt được hoặc tối thiểu hóa chi phí trên cơ sở nguồn lực sẵn có.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả KD không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý mà còn là vấn đề sống còn đối với DN. Nâng cao hiệu quả KD đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực để mang lại kết quả cao nhất có thể. Mặt khác, còn giúp thu hút sự quan tâm chú ý của các đối tượng có lợi ích liên quan đến DN, đặc biệt là các nhà đầu tư, các cổ đông, từ đó nâng cao năng lực và vị thế của DN trên thị trường.
Phân tích hiệu quả KD là quá trình xem xét mối quan hệ giữa kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào, bao gồm các nội dung: đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản bao gồm cả TSNH và TSDH, phân tích khả năng sinh lợi, phân tích hiệu quả đầu tư và phân tích hiệu quả sử dụng vốn.