Kỹ thuật Dupont (còn được gọi là mô hình Dupont) là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lợi của một DN bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với Bảng cân đối kế toán (BCĐKT). Trong PTTC các DN vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
Với kỹ thuật này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của DN. Bản chất của phương pháp này là biến đổi hàm số của hàng loạt biến số trên công thức chỉ tiêu gốc ban đầu. Sau đó, xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến số ảnh hưởng đến hàm số gốc ban đầu. Ví dụ, tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của DN như tỷ suất sinh lợi của VCSH (ROE), tỷ suất sinh lợi của tài
18
sản (ROA) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp.
Kỹ thuật phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của DN. Nếu ROE của DN thấp hơn các DN khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo kỹ thuật phân tích Dupont để tìm ra nguyên nhân chính xác. Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các DN khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của DN trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn DN có thể sẽ gặp phải. Nếu nhà phân tích biết kết hợp các phương pháp khác và phương pháp Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả PTTC DN.
Mô hình Duppont được thể hiện bằng công thức sau:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
(LNST) x Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân (2.1)
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
VCSH bình quân
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 47
Khi sử dụng kỹ thuật Duppont trong phân tích BCTC có những ưu điểm sau:
- Đơn giản trong quá trình tính toán.
- Nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu khiến cho người phân tích phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Qua đó, các nhà phân tích có thể đánh giá khách quan, đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả KD của DN.
Mặt khác, kỹ thuật này cũng có hạn chế:
dựa vào nguồn số liệu kế toán cơ bản. - Không bao gồm chi phí vốn.
- Mức độ tin cậy của kỹ thuật này dựa vào giả thuyết và số liệu đầu vào trong khi khả năng kiểm soát nguồn đầu vào không phải lúc nào cũng tốt.