Phân tích rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Giáo dục và Y tế Hà Vân (Trang 56 - 60)

Hoạt động KD của DN thường xuyên phải đương đầu với nhiều rủi ro trên mọi mặt. Rủi ro tài chính được tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr. 349) nêu rõ: “rủi ro tài chính là những rủi ro liên quan đến các thiệt hại có thể xảy ra theo chiều hướng bất lợi, tác động tới tình hình tài chính và có thể làm DN phá sản”.

Rủi ro tài chính không chỉ gây thiệt hại về tài chính của DN mà còn gây ra nhiều tổn thất cho các tổ chức, cá nhân liên quan như người lao động, nguồn thu ngân sách Nhà nước, KNTT đối với nhà cung cấp, …

2.4.3.1. Phân tích rủi ro về sử dụng đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa nợ phải trả với VCSH, phản ánh chính sách sử dụng nợ phải trả của DN và có quan hệ cùng chiều với nợ phải trả. Khi nợ phải trả tăng, đòn bẩy tài chính tăng và ngược lại, khi nợ phải trả giảm, đòn bẩy tài chính giảm. Theo quan hệ giữa tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản) với VCSH, đòn bẩy tài chính được tính theo công thức:

Đòn bẩy tài chính = Tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản) (2.18)

VCSH

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 349 2.4.3.2. Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán

Mục đích của phân tích rủi ro về KNTT nhằm xác định và cảnh báo khả năng có thể xảy ra rủi ro trong công tác thanh toán nợ. Việc phân tích này được tiến hành bằng cách tính ra các chỉ tiêu phản ánh thanh toán như ở mục 2.4.2.3 đã nêu rõ và căn cứ vào kết quả tính được để đánh giá năng lực thanh toán hiện tại cũng như cảnh báo rủi ro thanh toán trong tương lai.

2.4.3.3. Phân tích rủi ro về hiệu quả kinh doanh

• Hệ số khả năng trả tiền lãi vay:

Hệ số khả năng chi trả

lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (2.19) Chi phí lãi vay

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 374

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năng trả lãi vay của DN. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt, từ đó tăng thêm uy tín của DN, các nhà cho vay sẵn sàng cung ứng vốn cho DN.

2.4.3.4. Phân tích rủi ro về hiệu năng hoạt động

Qua tìm hiểu tác giả luận văn được biết: “hiệu năng hoạt động của DN phản ánh kết quả hoạt động mà DN có thể đạt được khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình hoạt động KD. Về bản chất, hiệu năng hoạt động thể

32

hiện hiệu năng sử dụng các yếu tố đầu vào của hoạt động KD và năng lực hoạt động thanh toán. Hiệu năng hoạt động của DN thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau; trong đó rõ nét nhất là các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của từng yếu tố đầu vào và tốc độ thanh toán của DN” (Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 381).

Để phân tích rủi ro về hiệu năng hoạt động, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

• Số lần luân chuyển tài sản:

Số lần luân chuyển tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu năng sử dụng tổng tài sản trong kỳ (hay một đơn vị tài sản tạo ra được mấy đơn vị doanh thu thuần hoạt động KD trong kỳ). Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu năng sử dụng tài sản càng cao, kéo theo hiệu quả KD càng lớn. Ngược lại trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ sẽ phản ánh hiệu năng sử dụng tài sản càng thấp, dẫn đến hiệu quả KD của DN thấp.

Số lần luân chuyển tài sản (AT) = Doanh thu thuần (2.20)

Tổng tài sản bình quân

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 47

• Số lần luân chuyển tài sản cố định:

Số lần luân chuyển TSCĐ = Doanh thu thuần (2.21)

TSCĐ bình quân

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 382

• Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn:

Số lần luân chuyển TSNH = Doanh thu thuần (2.22)

TSNH bình quân

Chỉ tiêu (2.22) càng cao cho thấy khả năng tạo doanh thu của TSNH càng tốt; ngược lại, trị số này giảm cho thấy hiệu năng sử dụng TSNH giảm, hiệu quả KD của DN giảm và sẽ dễ xảy ra rủi ro tài chính.

• Số vòng luân chuyển hàng tồn kho:

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán (2.23)

Hàng tồn kho bình quân

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 382

Nếu số vòng luân chuyển hàng tồn kho lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu tỷ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là DN sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong BCTC có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển hàng tồn kho quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, số vòng luân chuyển hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Thời gian một vòng luân chuyển hàng tồn kho =

365 ngày (2.24

)

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho

Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2013, tr. 262

Thời gian một vòng luân chuyển của hàng tồn kho: là số ngày của một vòng luân chuyển hàng tồn kho của một DN.

34

việc DN đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho, thời gian một vòng luân chuyển của hàng tồn kho càng lớn thì hiệu quả KD càng thấp và ngược lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Giáo dục và Y tế Hà Vân (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w