Căn cứ theo số liệu trên BCTC kiểm toán của Cty Hà Vân, tác giả bổ sung các nội dung phân tích cũng như chỉ tiêu phân tích cho năm 2018 và năm 2019 nhằm mục đích trình bày gọn gàng, đơn giản và dễ so sánh hơn.
4.2.2.1. Hoàn thiện phân tích cấu trúc tài chính
Dựa theo dữ liệu BCTC, tác giả thực hiện phân tích đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của DN qua Bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
STT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm
2018
Năm
2019 +/-
1 Tổng tài sản Triệu Đồng 72.163 99.711 7.548
2 VCSH Triệu Đồng 33.561 58.910 25.349
3 Nguồn tài trợ thường xuyên Triệu Đồng 48.612 59.846 11.234 4 Hệ số tự tài trợ = (2)/(1) lần 0,47 0,59 0,12 5 Hệ số tự tài trợ TSDH = (3)/(1) lần 0,67 0,60 (0,07)
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của Cty Hà Vân
Qua Bảng 4.1 do tác giả phân tích cho thấy hệ số tự tài trợ năm 2018 trong nguồn vốn của DN, nguồn VCSH là 0,47 lần nhưng tới năm 2019 nguồn VCSH tăng lên đến 0,59 lần. Trị số của chỉ tiêu này lớn chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của DN càng tăng đều qua các năm.
Căn cứ BCTC kiểm toán ba năm gần nhất của Cty Hà Vân, tác giả có nhận xét tổng quan như sau: tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng dần và lớn hơn nợ dài hạn. Vì vậy vấn đề đặt ra là giám đốc tài chính cần phải tính toán xem thời điểm nào để chuyển nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn nhằm tận dụng các lợi thế lãi suất dài hạn thấp khi dự báo lạm phát gia tăng trong tương lai. Với tình hình tài chính khá tốt hiện nay, Công ty có thể chuyển sang hình thức huy động vốn hình thức vay dài hạn cao hơn theo đó giúp giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn và giảm áp lực thanh toán cho các khoản nợ đến hạn trả, giúp tăng nguồn vốn dài hạn phục vụ cho mở rộng đầu tư, KD đồng thời giúp nâng cao tốc độ quay vòng vốn, rủi ro và chênh lệch thời gian đáo hạn.
4.2.2.2. Hoàn thiện phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Đối với các khoản phải trả người bán: để giữ vững được uy tín của Công ty đối với các đối tác KD, đặc biệt đối với nhà cung cấp phải đảm bảo KNTT nợ và đảm bảo thanh toán đúng hạn cho đối tác có số dư chiếm tỷ trọng lớn.
Đối với các khoản phải thu: Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu và hiệu quả KD, giải pháp đầu tiên đặt ra là Công ty cần phải điều chỉnh lại chính sách bán hàng, thu tiền cho hợp lý. Cụ thể đó là cân nhắc giảm thời hạn thanh toán xuống thấp, đưa dần về mức bình quân phổ biến, tất nhiên phải theo lộ trình và có sự tính toán kỹ càng đến KNTT và phản ứng từ phía khách hàng để có mức đều chỉnh hợp lý nhất.
Khi đi sâu tìm hiểu thực trạng phân tích tình hình thanh toán của Cty Hà Vân, phòng Tài chính Kế toán chỉ đề cập đến hai chỉ tiêu: “Hệ số thanh toán tổng quát” và “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn” nên tác giả đi vào phân tích bổ sung thêm các chỉ tiêu trong Bảng 4.2 dưới đây, để đánh giá kỹ hơn về KNTT của Cty Hà Vân:
Bảng 4.2. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán
2018 2019
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,40 1,59 0,19 Hệ số thanh toán nhanh 1,06 1,49 0,43 Hệ số thanh toán tức thời 0,28 0,42 0,14 Hệ số thanh toán nợ dài hạn 2,23 3,80 1,57
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của Cty Hà Vân
Dựa vào Bảng 4.2, thấy rằng:
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty luôn ở mức cao, cụ thể năm 2018 là 1,40 và năm 2019 là 1,59. Hệ số này cho biết trong năm 2019 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,59 đồng giá trị TSNH, so với năm 2018 thì hệ số này tăng dần cho thấy KNTT của Công ty đang tăng nhẹ.
Hệ số thanh toán nhanh, đây là hệ số đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng TSNH không bao gồm hàng tồn kho của DN. Năm 2018, hệ số này của Công ty là 1,06 lần cho thấy để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn thì có 1,06 đồng TSNH không bao gồm hàng tồn kho. Năm 2019, hệ số này tăng lên 1,49 lần tương ứng tăng 0,43 tương ứng tăng 40,57% so với năm 2018 cho thấy KNTT nhanh tăng khá cao.
Hệ số thanh toán tức thời là hệ số đảm bảo khoản nợ ngắn hạn của DN bằng TSNH được chuyển đổi thành tiền nhanh nhất, đó chính là tiền và tương đương tiền. Từ bảng trên cho thấy hệ số thanh toán tức thời của Công ty đang có xu hướng tăng dần và đặc biệt năm 2019 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2018.
Hệ số thanh toán nợ dài hạn của công ty trong ba năm đều lớn hơn một (>1), cho biết TSDH của DN không chỉ được đầu tư bằng các khoản nợ dài hạn mà còn được đẩu tư bởi các nguồn vốn khác (nợ ngắn hạn, VCSH). Nếu như có sự tham gia đầu tư TSDH bằng nợ ngắn hạn, công ty sẽ phải đương đầu với khó khăn tài chính do việc thanh toán nợ ngắn hạn đem lại.
4.2.2.3. Hoàn thiện phân tích rủi ro tài chính
Để phân tích rủi ro tài chính của Cty Hà Vân, phân tích các chỉ tiêu cho sau đây:
• Phân tích rủi ro về sử dụng đòn bẩy tài chính
Bảng 4.3. Phân tích rủi ro sử dụng đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu Cuối năm
2018
Cuối năm
2019 +/-
Hệ số đòn bẩy tài chính 2,15 1,69 (0,46)
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của Cty Hà Vân
Hệ số đòn bẩy tài chính qua ba năm ở bảng trên phản ánh mối quan hệ giảm dần giữa nợ phải trả và VCSH. Năm 2019 hệ số đòn bẩy cao cho thấy Cty Hà Vân sử dụng nguồn vốn vay tương đối cao ở năm 2018 là 2,15 và đến năm 2019 giảm còn 1,69. Tác giả nhận thấy, DN chủ yếu sử dụng nguồn VCSH để phục vụ cho SXKD, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính khá tốt nhưng bên cạnh đó, cũng cho thấy DN chưa tận dụng được nhiều lợi thế của đòn bẩy tài chính.
• Phân tích rủi ro về hiệu quả kinh doanh
Bảng 4.4. Phân tích rủi ro hiệu quả kinh doanh
Chỉ tiêu Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 +/-
Hệ số KNTT lãi vay 4,48 5,85 1,37
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của Cty Hà Vân
Hệ số khả năng trả lãi tiền vay của Công ty năm 2018 - 2019 lần lượt là 4.48 - 5,85. Năm 2019 tăng hơn năm 2018 là 1,37; hệ số khả năng trả lãi tiền vay tăng do lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng với tốc độ nhanh hơn so với chi phí lãi vay làm cho hệ số này tăng cao. Với hệ số khả năng trả lãi tiền vay đang ở mức cao, Công ty đã bù đắp được các khoản chi phí lãi vay tốt, ngày càng làm tăng uy tín của Công ty trên thị trường.
Bảng 4.5. Phân tích rủi ro hiệu năng họat động
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 +/-
1. Số lần luân chuyển tài sản (AT) 1,57 1,42 (0,15) 2. Số lần luân chuyển TSCĐ 2,28 2,25 (0,03) 3. Số lần luân chuyển TSNH 5,00 3,84 (1,16) 4. Số lần luân chuyển hàng tồn kho 11,27 18,44 7,17 5. Thời gian một vòng luân chuyển hàng
tồn kho (ngày) 32,38 19,80 12,58
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của Cty Hà Vân
Để phân tích rủi ro về hiệu năng họat động, tác giả phân tích số lần luân chuyển tài sản (AT), số lần luân chuyển TSCĐ, số lần luân chuyển TSNH và số lần luân chuyển hàng tồn kho. Qua Bảng 4.5 cho thấy, AT và số lần luân chuyển TSCĐ của Công ty đang sử dụng tài sản thực sự hiệu quả. Như vậy, Công ty cần duy trì hiệu quả sử dụng tài sản và tận dụng công suất của máy móc thiết bị. Số lần luân chuyển TSNH tương đối cao phản ánh khả năng tạo doanh thu của TSNH và hiệu quả KD khá tốt.
Tiếp đến là số lần luân chuyển hàng tồn kho rất cao cho thấy khả năng quản trị hàng tồn kho của công ty rất hiệu quả. Nếu như năm 2018 chỉ số này đạt 11,27 vòng thì đến năm 2019 là 18,44 vòng. Tương ứng, thời gian một số vòng luân chuyển hàng tồn kho cũng giảm dần qua từng năm, năm 2019 so với năm 2017 giảm 12,58 ngày. Điều này cho thấy hàng tồn kho vận động thường xuyên, công tác sản xuất và bán hàng đã mang lại hiệu quả cao trong KD.
4.2.2.4. Bổ sung phân tích khả năng sinh lợi theo mô hình Duppont
Để phân tích khả năng sinh lợi, tác giả tiến hành phân tích tỷ suất lợi nhuận của DN cụ thể: ROS, ROA, ROE được trình bày ở Bảng 4.6 dưới đây:
Bảng 4.6. Phân tích khả năng sinh lợi giai đoạn 2018-2019
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Cuối năm Năm 2018 Năm 2019 +/- 71
1. Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS) 10,26 11,55 1,29 2. Tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản (ROA) 16,09 16,39 0,30 3. Tỷ suất sinh lợi của VCSH (ROE) 36,33 30,46 (5,87)
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của Cty Hà Vân
Từ chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản trong Bảng 4.5 và phân tích một số chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của Cty Hà Vân trong Bảng 4.6, tác giả nhận xét những ý sau:
ROE chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố: ROA và DR mà ROA lại chịu tác động bởi hai nhân tố là ROS và AT. Do đó, các yếu tố tác động đến ROE là DR, ROS và AT.
* ROS của Công ty tăng qua hai năm: năm 2018 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 10,26 đồng LNST. Năm 2019 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì chỉ tạo được lần lượt là 11,55 đồng LNST, tăng hơn so với năm 2018 là 1,29 đồng . Chỉ số ROS của công ty cho thấy công ty KD đang có lãi và phát triển mạnh theo năm và có xu hướng tăng dần.
* ROA của Công ty thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với tài sản được đem vào hoạt động SXKD, cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của DN rất tốt. Năm 2019, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản tạo ra được 16,39 đồng LNST, năm 2018 tạo ra được 16,09 đồng LNST từ 100 đồng khi đầu tư vào tài sản. Cho thấy DN giữ vững được ROA qua các năm.
* Qua Bảng 4.6, cho thấy ROE của Công ty không ổn định, năm 2018 cứ 100 đồng VCSH thì tạo ra được 36,33 đồng LNST, đến năm 2019 có xu hướng giảm so với năm 2018, cứ 100 đồng VCSH thì chỉ đạt được 30,46 đồng LNST. Từ kết quả này cho thấy ROE của công ty mặc dù năm 2019 có giảm 5,87 đồng so với năm 2018 nhưng hoạt động KD của DN vẫn tạo được tỷ suất sinh lợi của VCSH cao và kiểm soát được chi phí.
Qua đây, để cải thiện ROE, Cty Hà Vân có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE sau đây:
- Gia tăng doanh thu và cắt giảm chi phí phí, từ đó gia tăng lợi nhuận. - Gia tăng vốn đầu tư vào y tế: tác giả thấy chi phí lãi vay có xu hướng giảm qua ba năm, để tăng vốn DN có thể vay nợ với mức lãi vay ưu đãi đối với các hoạt động y tế, phúc lợi xã hội trong thời điểm hiện nay.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản: Cty Hà Vân cần lựa chọn giảm bớt thanh lý tài sản hết khấu hao, ít dùng. Bên cạnh đó nâng cao ý thức của nhân viên trong việc sử dụng và bảo quản tài sản, tiến hành sửa chữa kịp thời tài sản. Từ đó, DN sẽ tạo được nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.
4.2.2.5. Bổ sung phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ
Thực tế tại Cty Hà Vân, tác giả thấy trên BCTC đã kiểm toán hiện thời ba năm gần nhất: năm 2017, 2018, 2019 không có thể hiện Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Việc cung cấp thông tin trên Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ rất có ích cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của DN như biết được quan hệ giữa lãi, lỗ ròng với luồng tiền tệ cũng như các hoạt động KD, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính ảnh hưởng đến dòng tiền. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động KD của DN vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Do đó, tác giả có kiến nghị DN nên bổ sung thêm Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Vì mặt số liệu hạn chế nên tác giả không đi sâu thêm vào phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ.