Cấu trúc tài chính của một DN phản ánh tỷ trọng của nợ phải trả và VCSH cấu thành trong tổng số nguồn vốn của DN. Thông qua tỷ trọng của từng chỉ tiêu sẽ đánh giá được chính sách tài chính mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó; đồng thời thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của DN. Nếu tỷ trọng VCSH càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của DN càng thấp và ngược lại.
Theo tác giả Nguyễn Năng Phúc (2013, tr. 177): “Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động vốn, sử dụng vốn của DN và mối quan hệ giữa tình hình huy động với hiệu quả sử dụng vốn của DN. Qua đó giúp cho các nhà quản lý DN nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Phân tích cấu trúc tài chính về bản chất là phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn; bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của DN”.
20
Công cụ dùng để phân tích cấu trúc tài chính là tính phần trăm xu hướng: thay đổi của các khoản mục trên BCTC từ năm gốc đến các năm sau đó thường được gọi là phần trăm chỉ xu hướng, vì nó chỉ xu hướng của sự thay đổi. Việc tính phần trăm chỉ xu hướng bao gồm hai bước. Một là chọn một năm làm năm gốc và gán cho các chỉ tiêu trên BCTC của năm gốc giá trị là 100%. Hai là tính toán các khoản mục trên BCTC của năm sau theo phần trăm (%) của khoản mục tương ứng của năm gốc. Việc tính toán này được thực hiện bằng cách chia khoản mục của năm sau cho khoản mục tương ứng của năm trước, sau đó nhân với 100%.
2.4.1.1 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
Phân tích khái quát mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của DN phản ánh quyền của DN trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của DN cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó. Để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính của DN, nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Hệ số tài trợ:
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của DN. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của DN, nguồn VCSH chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của DN càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của DN càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của DN càng giảm. Hệ số tài trợ được xác định như sau:
Hệ số tài trợ = VCSH (2.2)
Tổng số tài sản
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 258
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư VCSH và tài sản dài hạn (TSDH). Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn một (>1), có nghĩa VCSH của DN có thừa khả năng để tài trợ TSDH, và sẽ ít khó khăn khi các khoản nợ dài hạn đáo hạn và ngược lại. Điều này tuy giúp DN tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng kết quả KD sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào TSDH, ít sử dụng vào KD quay vòng để sinh lợi.
Hệ số tự tài trợ TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên (2.3
)
TSDH
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 259
(Trong đó: Chỉ tiêu nguồn tài trợ thường xuyên được xác định bằng tổng của VCSH và nợ dài hạn)
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định
Hệ số tự tài trợ TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh khả năng TSCĐ đã và đang đầu tư của DN bằng số VCSH. Nếu trị số của chỉ tiêu này nếu lớn hơn một, chứng tỏ số VCSH của DN có đủ khả năng để trang trải cho TSCĐ, và sẽ ít gặp khó khăn khi các khoản nợ này đến hạn trả.
Hệ số tự tài trợ
TSCĐ =
Nguồn tài trợ thường xuyên
(2.4)
TSCĐ đã và đang đầu tư
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 259
Do TSCĐ là bộ phận TSDH chủ yếu phản ánh toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của DN nên DN không thể dễ dàng nhượng bán hay thanh lý được nên trong trường hợp trị số “Hệ số tự tài trợ TSCĐ” nhỏ hơn một (<1) thì các quyết định đầu tư hay mua bán liên quan đến DN đó phải lập tức hủy bỏ nếu không muốn phá sản. Ngược lại, khi hệ số này lớn hơn một (>1), số VCSH của DN có đủ và thừa khả năng để trang trải tài TSCĐ sản cố định đã và đang đầu tư. Khi đó, các nhà đầu tư, các chủ nợ có thể đưa ra các quyết định quản lý liên quan tới DN cho dù rủi ro có thể cao nhưng DN vẫn có khả năng thoát khỏi những khó khăn.
22
Hệ số đầu tư
Hệ số đầu tư là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của TSDH trong tổng số tài sản, hệ số đầu tư phản ánh cấu trúc tài sản của DN. Trị số này phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề KD của DN.
Hệ số đầu tư = TSDH – Phải thu dài hạn (2.5)
Tổng tài sản
Hệ số đầu tư có thể tính chung cho toàn bộ TSDH sau khi trừ đi các khoản phải thu dài hạn (hệ số đầu tư tổng quát) hoặc tính riêng cho từng bộ phận của TSDH (hệ số đầu tư TSCĐ, hệ số đầu tư tài chính dài hạn,...). Trong đó, hệ số đầu tư TSCĐ được sử dụng phổ biến, phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ chiếm trong tổng số tài sản là bao nhiêu.
2.4.1.2 Phân tích cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản là sự thể hiện tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản của DN. Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách tính toán và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của tài sản để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ, từ đó đánh giá được việc sử dụng vốn của DN có hợp lý hay không. Với ý nghĩa đó các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình biến động và cơ cấu phân bổ tài sản của DN theo những nội dung sau:
Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối trong tổng số tài sản, cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó nhận biết được sự biến động về quy mô và năng lực KD của DN.
Tính hợp lý của cơ cấu vốn và tác động của cơ cấu vốn hoạt động KD của DN.
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản (%) =
Giá trị của từng bộ
phận tài sản x 100 (2.6) Tổng tài sản
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 281 2.4.1.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn sẽ đánh giá được chính sách tài chính của DN đang sử dụng, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó và khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của DN.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của DN được thực hiện trước hết bằng cách tính ra và so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số.
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn (%) =
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn x
100 (2.7) Tổng nguồn vốn
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 277
Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn, tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn; khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của DN là sử dụng nguồn vốn của bản thân hay khai thác huy động từ bên ngoài hoặc những khó khăn mà DN gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn. Nếu nguồn VCSH chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại.
24
* Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một DN trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập BCĐKT. Trong quá trình phân tích này những người PTTC cần phải xây dựng bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Bảng này giúp cho việc xác định rõ nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn. So sánh sự thay đổi các khoản mục trong một thời kỳ giữa hai thời điểm trong từng chỉ tiêu của BCĐKT.
Quá trình phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho thấy tăng giảm nguồn vốn trong một thời kỳ, tình hình sử dụng vốn, những chỉ tiêu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn. Từ đó cho ta thấy những khoản đầu tư và nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho những đầu tư nào. Mặt khác, DN cũng sẽ có những giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DN.
* Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh
Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động KD, ta có thể sử dụng hai chỉ tiêu là vốn hoạt động thuần.
Vốn hoạt động thuần = Nguồn vốn dài hạn - TSDH Vốn hoạt động thuần = TSNH - Nguồn vốn ngắn hạn
Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2013, tr. 203 & 204
- Khi vốn hoạt động thuần nhỏ hơn không (< 0) (nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn TSDH, TSNH nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn). Điều này cho thấy nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSDH, DN phải đầu tư vào TSDH từ một phần nguồn vốn ngắn hạn. TSNH không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Cán cân thanh toán của DN mất thăng bằng. Khi đó giải pháp của DN là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời hai giải pháp đó.
- Khi vốn hoạt động thuần lớn hơn không (> 0), nghĩa là nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSDH. Khi đó KNTT của DN tốt, TSNH đủ KNTT nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là lành mạnh.
- Khi vốn hoạt động thuần bằng không (= 0) nghĩa là nguồn vốn dài hạn vừa đủ để thanh toán cho TSDH và TSNH đủ để DN trả các khoản nợ ngắn hạn. Vốn hoạt động thuần là một chỉ tiêu rất quan trọng.
- Chỉ tiêu này cho biết hai điều:
- DN có đủ KNTT các khoản nợ ngắn hạn hay không?
- TSCĐ và đầu tư dài hạn của DN có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không?
2.4.1.4 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Chính sách huy động và sử dụng vốn không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động mà còn quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của DN, tác động trực tiếp đến hiệu quả KD cũng như rủi ro KD của DN. Vì thế, phân tích cấu trúc tài chính ngoài phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn còn phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn để thấy được chính sách sử dụng vốn của DN.
Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
• Hệ số nợ so với tài sản (DR):
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của DN bằng các khoản nợ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản của DN được hình thành chủ yếu từ các khoản nợ phải trả, làm cho mức độ phụ thuộc tài chính của DN ngày càng lớn, khả năng độc lập về tài chính ngày càng giảm. Chỉ tiêu này rất quan trọng với các nhà tín dụng khi quyết định liệu có cho DN vay tiền hay không.
DR = Nợ phải trả (2.8)
Tổng tài sản
26
Để phân tích cụ thể và xem xét từng nhân tố ảnh hưởng, công thức DR còn được biến đổi như sau:
DR = 1 - Hệ số tài trợ (2.9)
Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2013, tr. 192
Theo công thức trên, để giảm DR thì cần tăng hệ số tài trợ.
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn sẽ cho nhà phân tích thấy được những nét đặc trưng trong chính sách huy động vốn và sử dụng vốn của DN cũng như xác định tính hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn.