Tính cấp thiết của đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 28 - 29)

Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là một phần quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ bền vững đảm bảo ngân hàng đạt được các mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn, duy trì báo cáo tài chính và báo cáo quản trị đáng tin cậy. Hoạt động kiểm soát nội bộ giúp ngân hàng tuân thủ luật pháp và các quy định, chính sách, kế hoạch, các thủ tục và quy tắc nội bộ, giảm thiểu rủi ro gặp phải các khoản lỗ không mong muốn hoặc gây tổn hại đến danh tiếng của ngân hàng.

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel) nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải có hoạt động kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại. Việc phát sinh những khoản thiệt hại đáng kể mà các ngân hàng trên thế giới phải gánh chịu trong những năm gần đây buộc các ngân hàng phải chú ý nhiều hơn tới kiểm soát nội bộ. Khi phân tích những vấn đề liên quan đến các khoản thiệt hại này, Uỷ ban Basel chỉ ra các ngân hàng có thể tránh được thiệt hại nếu duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, thực hiện kiểm soát tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ sẽ ngăn chặn hoặc tìm ra những nguyên nhân dẫn đến các khoản thiệt hại, qua đó hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy hiện tại, nhiều ngân hàng lớn hiểu được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ, xây dựng và hoàn thiện quy trình, hệ thống văn bản… để đảm bảo hoạt động an toàn, giảm thiểu rủi ro.

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) chi nhánh Thanh Xuân, Ban lãnh đạo có sự quan tâm sâu sát và dành nhiều chi phí để xây dựng bộ máy hoạt động kiểm soát nội bộ và phần nào đạt được mục tiêu quản trị rủi ro. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát nội bộ tại MB chi nhánh Thanh Xuân vẫn còn một số hạn chế như: vẫn còn tình trạng chi nhánh chưa thực hiện đầy đủ quy trình kiểm soát nội bộ; còn tồn tại kẽ hở trong qui định và quy trình; chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao, trình độ cán bộ kiểm tra chưa toàn diện; hệ thống kiểm soát nội bộ còn yếu kém trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng… Kiểm soát nội bộ chỉ có ý nghĩa phát hiện, chưa có tác dụng hoàn thiện, chưa phát huy vai trò cảnh báo rủi ro. Thống kê sai phạm cho thấy, 85% các sai phạm này lặp đi lặp lại nhiều lần qua các năm, mặc dù sau kiểm tra, phòng Kiểm tra nội bộ tại chi nhánh đều có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc bộ phận nghiệp vụ sửa chữa sai phạm. Do đó, việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại MB chi nhánh Thanh Xuân là rất cần thiết để kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Tăng cường kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Thanh Xuân” làm đề tài luận văn cao học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w