5. Kết cấu của Luận văn
2.1.3.1. Kết quả hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn luôn được MB chi nhánh Thanh Xuân chú trọng phát triển và coi là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn từ các khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho đến các khoản tiền thanh toán của những tổ chức lớn, Chi nhánh cũng chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động, với nhiều loại tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ, phong phú về thời hạn từ 01 tuần đến 5 năm, lãi suất và nhiều chính sách phù hợp. Do đó, nguồn vốn của Chi nhánh luôn duy trì đà tăng trưởng qua các năm. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại MB chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2017 (%)2018/ 2018 (%)2019/ Nguồn vốn huy động 7.125 7.858 8.825 10,3 12,3
Theo đối tượng khách hàng
Tiền gửi của các tổ chức
kinh tế 5.023 5.523 5.936 10,0 7,5
Tiền gửi dân cư 2.102 2.335 2.889 11,1 23,7
Theo thời gian
Không kỳ hạn 824 956 1.124 16,0 17,6
Ngắn hạn 3.126 3.627 4.120 16,0 13,6
Trung và dài hạn 3.175 3.275 3.581 3,1 9,3
Theo loại tiền
VNĐ 6.028 6.747 7.555 11,9 12,0
Ngoại tệ (Quy đổi) 1.097 1.111 1.270 1,3 14,3
Chi nhánh thường xuyên theo dõi diễn biến mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn, hàng tháng tính toán lãi suất bình quân đầu vào – đầu ra để đưa ra các sản phẩm huy động vốn, mức lãi suất huy động và cho vay phù hợp; đảm bảo đúng giới hạn quy định và chỉ đạo của ngân hàng cấp trên; đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, kịp thời, từng bước nâng cao tỷ lệ cân đối vốn tại chỗ, sử dụng hạn mức điều chuyển vốn nội bộ hiệu quả.
Có thể thấy rằng, công tác huy động vốn giai đoạn 2017 – 2019 của Chi nhánh là khá tốt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân nói chung và toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung.
Số liệu Bảng 2.2. cho thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt 7.125 tỷ đồng thì đến năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng lên 8.825 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trung bình trong giai đoạn này là 11,3%.
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng cho thấy, nguồn tiền gửi từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang chiếm tỷ trọng chủ yếu. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đang chiếm tỷ trọng khoảng 70%. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với việc tập trung chủ yếu từ huy động nguồn vốn các tổ chức kinh tế giúp cho chi nhánh gia tăng nhanh chóng nguồn tiền gửi tuy nhiên sự tập trung quá nhiều vào một số tổ chức kinh tế lại khiến cho hoạt động huy động tiền gửi của chi nhánh khá rủi ro. Tiền gửi cư dân chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động khi tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 30%. Mặc dù vậy, xu hướng gia tăng tỷ trọng từ nguồn tiền gửi của dân cư trong giai đoạn 2017 – 2019. Tỷ trọng tiền gửi cư dân năm 2017 chỉ chiếm 29,50% đến năm 2019, tỷ trọng này đã gia tăng lên 32,7%.
Xét theo kỳ hạn thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Tính đến năm 2019, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn đạt 87%, tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng 13%. Điều này cho thấy được sự ổn định
trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Bên cạnh đó, tiền gửi trung và dài hạn là khá cao so với các ngân hàng khác với tỷ trọng chiếm khoảng 40%.
Xét về loại tiền huy động thì huy động tiền gửi từ VND chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2017, tỷ trọng tiền gửi huy động bằng VND đạt 84,6%. Đến năm 2019, tỷ trọng tiền gửi huy động bằng VND đã tăng lên 85,6%.