5. Kết cấu của Luận văn
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại
thương mại
1.1.2.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ
Theo quan điểm của kinh tế học hiện đại, quản lý kinh tế gồm có bốn hoạt động chủ yếu: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra kiểm soát. Trong đó kiểm tra kiểm soát được thực hiện xuyên suốt trong tất cả các khâu trong quá trình quản lý, giúp cho các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả của chức năng khác trong toàn bộ quá trình hoạt động của mình.
Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu kiểm soát nội bộ đã dẫn đến sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau.
- Theo liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC), khái niệm KSNB là:“một quá trình
được thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của BCTC, hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định, luật lệ”.
- Theo quan điểm của Viện kế toán Công chứng Hoa kỳ là tổ chức nghề nghiệp quốc gia về Kế toán Công chứng tại Hoa kỳ (AICPA): KSNB là “các biện
pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác cũng như sự kiểm tra sự chính xác trong việc ghi chép sổ sách”
- Theo báo cáo COSO1992, 2013: “KSNB là một quá trình do Ban giám đốc,
nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu gồm: Báo cáo tài chính đáng tin cậy; Các quy định, luật lệ được tuân thủ; Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả”.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, quan điểm của tác giả về kiểm soát nội bộ tại NHTM như sau “Kiểm soát nội bộ là một quá trình giám sát xuyên suốt
và liên tục gắn liền với các hoạt động hàng ngày của ngân hàng thương mại, để đảm bảo tính hiệu quả cho các hoạt động, duy trì sự tuân thủ các quy định, quy chế và đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính trong ngân hàng thương mại”
Theo đó:
KSNB không phải là một sự kiện hay là một tình huống mà là một chuỗi các hoạt động kiểm soát liên tục và hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và phối hợp với nhau thành một thể thống nhất. KSNB là một bộ phận giúp cho đơn vị đạt được mục tiêu mà đơn vị đề ra.
KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người, bao gồm: Ban giám đốc, nhà quản lý và toàn bộ nhân viên. Nhà quản lý sẽ đặt ra mục tiêu và đưa ra các cơ chế kiểm soát vào để giám sát các hoạt động hướng tới mục tiêu mà mình đã thiết
lập. Ngược lại KSNB cũng sẽ tác động đến các hành vi của nhà quản lý, tạo ra ý thức kiểm soát của mỗi cá nhân và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của đơn vị. KSNB tại mỗi đơn vị khác nhau sẽ mang theo văn hóa lãnh đạo của mỗi nhà quản lý khác nhau.
KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho nhà quản lý việc đạt được mục tiêu của đơn vị bởi những hạn chế tiềm tàng trong KSNB của đơn vị như sai sót, gian lận của con người, sự lạm quyền của nhà quản lý hay là do mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí thiết lập KSNB tại đơn vị...
Mục tiêu của KSNB: Mỗi đơn vị thường có mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác định các chiến lược cần thực hiện. Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị, hay mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị. Có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cần thiết lập thành ba nhóm:
+ Mục tiêu hoạt động: các chính sách mà Ngân hang đưa ra phải được đảm bảo về tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động, đảm bảo việc bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an toàn, hiệu quả. Do đó, Ngân hàng phải có khả năng kiểm soát và phòng chống được các rủi ro mà ngân hang gặp phải trong toàn bộ các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp.
+ Mục tiêu thông tin: Đảm bảo hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời. Ngân hang phải có được một hệ thống sổ sách, hồ sơ, báo cáo tài chính và hoạt động báo cáo hoạt động đầy đủ, chính xác và kịp thời để cung cấp cho các cấp điều hành của Ngân hàng, các cơ quan chức năng giám sát Ngân hang và các đối tác bên ngoài khi cần thiết. Thông tin gửi tới HĐQT, Ban điều hành và các đối tượng khác phải đáng tin cậy, đầy đủ và trung thực để họ có thể dựa vào thông tin này để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành hoặc tác nghiệp đúng đắn.
+ Mục tiêu tuân thủ: Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy định, quy trình nội bộ. Mọi nghiệp vụ và hoạt động trong Ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định, các cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành, các chiến lược, các chính sách kinh doanh và quy trình nghiệp vụ mà các cấp lãnh đạo quản lý và điều hành của Ngân hàng đã quy định trong các văn bản quy phạm và có tính quy phạm.
Trên cơ sở khung KSNB COSO, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) được thành lập bởi ngân hàng trung ương của 10 nước phát triển (G10) đã ban hành khung KSNB áp dụng cho các ngân hàng, được coi như là hướng dẫn cho việc thiết lập và đánh giá KSNB trong ngân hàng.
Basel I: BCBS tiến hành chuẩn hóa các quy định về vốn, đo lường vốn trong ngành ngân hàng. Năm 1988, ủy ban này ban hành hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng, trong đó yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu (tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro - CAR) là 8%. Văn bản chuẩn hóa này được gọi là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), áp dụng trong các nước thành viên G10 kể từ năm 1992, nhưng sau đó có rất nhiều nước khác trên thế giới tự nguyện tuân thủ.
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất khi có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.
Vốn của các ngân hàng được chia thành 3 loại: vốn cấp 1 (chủ yếu là vốn chủ sở hữu), vốn cấp 2 (nguồn vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn như nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, vốn tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung), vốn cấp 3 (các khoản vay ngắn hạn). Trong đó, vốn cấp 1 phải lớn hơn hoặc bằng vốn cấp 2 cộng vốn cấp 3 và vốn cấp 3 không được xét đến khi tính tỷ lệ an toàn vốn.
Basel II: Hiệp ước Basel II được ban hành vào tháng 6 năm 2004 nhằm xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Basel II được đưa vào thực hiện từ những năm trước 2008, và chỉ được đưa vào áp dụng tại các nền kinh tế lớn cho tới đầu năm 2008,sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro, nhưng rủi ro được tính toán theo 3 yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt gồm: rủi ro tín dụng,
rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và trọng số rủi ro bao gồm nhiều mức, từ 0% đến 150% hoặc hơn. Theo đó, phần mẫu số để tính CAR có một số thay đổi đáng kể.
Những mục tiêu chính của Basel II
Nâng cao chất lượng và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế.Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng quốc tế. Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong việc việc quản lý rủi ro. Đây là dấu hiệu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ hướng đến cơ chế điều tiết dựa nhiều vào các số liệu nội bộ, các thông lệ và mô hình.
Khi áp dụng các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II, các ngân hàng sẽ đạt được:
Đánh giá toàn diện hoạt động của ngân hàng: Áp dụng Basel cho phép các ngân hàng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh. Lượng hóa được rủi ro sẽ giúp NHTM lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Kết quả kinh doanh sẽ được so sánh đối chiếu với mức vốn cần thiết để đảm bảo an toàn, các ngân hàng từ đó có cái nhìn rõ hơn tỷ suất lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro cho các hoạt động đã phát sinh.
Hoạch định kinh doanh theo khẩu vị rủi ro: Với Basel, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp được cho rủi ro. Như vậy, nếu như hiện nay việc hoạch định chiến lược kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh ấy mang lại, yếu tố rủi ro chỉ tác động ở một mức độ khiêm tốn, thì sau khi Basel được áp dụng, vai trò của rủi ro sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Đây thực sự là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị ngân hàng tại Việt nam hiện nay. Basel không chỉ định lượng rủi ro trong hiện tại mà quan trọng hơn là định lượng rủi ro cho tương lai với 1 xác suất chính xác đã được các ngân hàng trên thế giới chấp nhận. Như thế, các nhà quản trị ngân hàng, tùy thuộc vào nhận định chung, kinh nghiệm và khẩu vị rủi ro sẽ chủ động đánh giá mức độ rủi ro nào được chấp nhận và rủi ro nào cần được điều chỉnh. Các quyết định kinh doanh không chỉ với kỳ vọng từ thị trường mà còn ở chính mức độ rủi ro đã được lượng hóa ngay tại thời điểm đưa ra quyết định kinh doanh.
Nói một cách khác, Basel vẽ nên một bức tranh toàn diện với đầy đủ mảng sáng, mảng tối về hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị, giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp.
Phòng tránh rủi ro trong tương lai: Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007, vấn đề các ngân hàng có thể tồn tại hay không trong giai đoạn thị trường khắc nghiệt đã trở thành mối quan tâm lớn. Basel đã bổ sung các đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng qua các kiểm nghiệm sức chịu đựng. Với các cuộc kiểm nghiệm định kỳ, các nhà quản lý hoàn toàn nắm rõ sức chịu đựng của ngân hàng mình dưới tác động của thị trường trong tình trạng khắc nghiệt.Như vậy, với nhận thức về rủi ro, các thành viên của thị trường tài chính sẽ phản ứng có trách nhiệm hơn cho tính ổn định của thị trường.
Tóm lại: Kiểm soát nội bộ thực chất là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý.
Nói cách khác, đây là tập hợp tất cả những việc mà một công ty cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Hệ thống này không đo đếm kết quả dựa trên các con số tăng trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng ban của công ty đang vận hành ra sao và nếu vẫn giữ nguyên cách làm đó, thì có khả năng hoàn thành kế hoạch không. Ngoài ra, thiết lập được một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thoát tài sản công ty.
Basel III: Ngày 12/9/2010, chuẩn mực vốn Basel III được Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) đưa ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu những năm 2007 - 2010, nhằm bổ sung, khắc phục những hạn chế của Basel II, chủ yếu về quản lý thanh khoản, yêu cầu vốn đệm theo chu kỳ của nền kinh tế, giới hạn tỷ lệ đòn bẩy vốn. Basel III có hiệu lực từ năm 2013 và được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ 1/1/2019.
Trong khi Basel III đang được phát triển, thì Basel II đang là chuẩn mực cao nhất và đã nhanh chóng được áp dụng tại nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Anh Quốc và Việt Nam.