V- Thế nào là Ðoạn Nghi Tịnh?
Ð- Kankhāvitaraṇavisuddhi hay Ðoạn nghi tịnh là với trí tuệ, hành giả biết rõ chúng sinh là do nhân duyên tạo thành chứ không phải do một Ðấng tạo chủ nào sinh ra, càng không phải tự nhiên sinh hay vô nhân sinh. Hành giả biết rằng khi chưa chứng được quả vị A-La-Hán thì sau khi chết cũng không phải là tiêu mất; những đời sống của các loài hữu tình luôn luôn tiếp nối cả một chuỗi dài vô tận. Mỗi chúng sinh hiện diện đều do năm nhân quá khứ là Vô minh, Hành, Ái, Thủ, Hữu chi phối và nhờ vật thực hiện tại nuôi dưỡng để được sống còn. Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ hiện tại là thành quả của năm nhân quá khứ. Hành giả biết rằng Ái, Thủ, Hữu, Vô minh và Hành trong hiện tại là nhân cho Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Sanh, Già, Ðau, Chết, Ưu, Ai, Khổ não trong tương lai sẽ tái diễn. Nhờ ý thức được như thế, hành giả không còn nghi ngờ về quá khứ, hiện tại, vị lai của mỗi chúng sanh nữa, đó gọi là Ðoạn Nghi Tịnh.
439- Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Tịnh (Maggāmagganānadassanavisuddhi).
V- Thế nào là Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Tịnh?
Ð- Maggāmagganāṇadassanavisuddhi hay Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Tịnh là hành giả nhờ quán sát về ba tướng Vô Thường, Khổ Não và Vô Ngã biết rõ chơn tướng của các pháp hữu vi ... Thình lình tự thân hành giả phát ra ánh sáng phỉ lạc .v.v. là 10 phiền não của Minh Sát Tuệ. Khi Hàng giả vượt qua được muời phiền não này, hành giả sẽ phân biệt được thế nào là Ðạo, thế nào là Phi Ðạo. Mười phiền não của Thiền Quán là:
1) Hào Quang (Obhāsa). 2) Pháp Hỷ (Pīti). 3) Tịch Tịnh (Passaddhi). 4) Thắng giải (Adhimokkha). 5) Tinh Cần (Paggaha). 6) An Lạc (Sukha). 7) Trí Tuệ (Ñàṇa). 8) Ức Niệm (Uppaṭṭhāna). 9) Hành Xả (Upekkhā). 10) Pháp Ái (Nikanti).
Khi hành giả liễu tri, thắng quá mười pháp Upakkilesa gọi là Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Tịnh.