Sắc Thần Kinh (Pasāda Rūpam).

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 63 - 64)

V- Thế nào là Sắc Thần Kinh?

Ð- Sắc Thần Kinh là tính chất của Tứ Ðại, làm cơ quan cho năm giác quan thâu bắt cảnh Ngũ. Sắc Thần Kinh có 5:

Sắc Thần Kinh Nhãn: là tính chất của Tứ Ðại nằm trong mống mắt, có hình thức

như đầu con chí đực; là chỗ nương nhờ của Nhãn Thức; có khả năng thâu nhận được cảnh Sắc; nguyên nhân căn bản của Sắc Thần Kinh Nhãn là Sắc Tứ Ðại phát sanh từ nghiệp Tham ái cảnh sắc, trong đời trước.

Sắc Thần Kinh Nhĩ: là tính chất của Tứ Ðại, là chỗ nương nhờ của Nhĩ Thức, có

khả năng thâu nhận đặng cảnh Thinh. Thần Kinh Nhĩ có hình thức như lông con cừu, nằm trong lỗ tai. Nguyên nhân căn bản của Sắc Thần Kinh Nhĩ là Sắc Tứ Ðại phát sanh từ Nghiệp Tham Ái cảnh Thinh, trong đời trước.

Sắc Thần Kinh Tỷ: là tính chất Tứ Ðại; là chỗ nương nhờ của Tỷ Thức, có khả

năng thu nhận được cảnh Khí, Thần Kinh Tỷ có hình thức như móng chân con Dê nằm trong lỗ mũi. Nhân cần thiết của Sắc Thần Kinh Tỷ là Sắc Tứ Ðại sanh từ Nghiệp Tham Ái Cảnh Khí trong đời trước.

64

Nhím nằm trong lưỡi. Thần Kinh Thiệt là chỗ nương của Thiệt Thức, có khả năng thâu nhận cảnh Vị. Nguyên nhân căn bản của Sắc Thần Kinh Thiệt là Sắc Tứ Ðại phát sanh từ Nghiệp Tham Ái cảnh Vị, trong đời trước.

Sắc Thần Kinh Thân: là tính chất của Tứ Ðại không có hình thức riêng biệt và

cũng không có vị trí nhất định. Thần Kinh Thân là chỗ nương của Thân Thức; có khả năng thâu nhận cảnh Xúc. Nguyên nhân căn bản của Sắc Thần Kinh Thân là Sắc Tứ Ðại phát sanh từ Nghiệp Tham Ái cảnh Xúc trong đời trước

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)