V- Thế nào là Ðạo Diệu Ðế?
Ð- Tạng Abhidhamma, bộ Vibhanga có giải: Ðạo Diệu Ðế chính là Bát Thánh đạo gồm có 8 chi: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh
mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Chánh kiến là thấy rõ sự khổ, thấy rõ nhân sinh khổ, thấy rõ pháp diệt khổ và thấy rõ con đường đi đến diệt khổ. Bản thể pháp là sở hữu Trí Tuệ.
Chánh tư duy là sự suy nghĩ xa lìa Tham dục, sự suy nghĩ xa lìa sân hận và suy nghĩ xa lìa giết hại. Bản thể pháp là sở hữu Tầm.
Chánh ngữ là không nói dối, không nói đâm thọc, không nói hung dữ và không nói lời nhảm nhí, vô ích. Bản thể pháp là sở hữu Chánh Ngữ.
Chánh nghiệp là không giết hại, không trộm cướp và không gian dâm. Bản thể pháp là sở hữu Chánh Nghiệp.
Chánh mạng là không nuôi thân sống bằng thân nghiệp tà vạy, khẩu nghiệp tà vạy. Bản thể pháp là sở hữu Chánh Mạng
Chánh tinh tấn là ngăn ngừa ác pháp chưa sinh khởi không cho sinh khởi; diệt trừ ác pháp đã sinh khởi không cho tái phát; tu tập thiện pháp chưa có cho có và gìn giữ thiện pháp đã có cho được phát triển thêm. Bản thể pháp là sở hữu Cần.
Chánh niệm là sự chuyên cần, tỉnh giác, biết rõ thân trên thân, biết rõ thọ trên các thọ, biết rõ tâm trên các tâm, biết rõ pháp trên các pháp. Chế ngự được Tham Sân ở đời. Bản thể pháp là sở hữu Niệm.
Chánh định là trạng thái tâm thanh tịnh, xa lìa các pháp bất thiện. Chứng và trú Sơ thiền: có Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc do ly dục sinh. Chứng và trú Nhị thiền có Hỷ, Lạc do Ðịnh sanh. Chứng và trú Tam thiền có sự an lạc do xả niệm sinh. Chứng và trú Tứ thiền có sự an tịnh do phi khổ phi lạc sinh. Bản thể pháp là sở hữu Nhất hành. Con đường Thánh có 8 chi như vậy gọi là Ðạo Diệu Ðế.
117
Tóm lại, người hành Tứ Niệm Xứ, dù đang ở oai nghi nào luôn luôn phải có chánh niệm (biết rõ) đối với các pháp. Phải biết rõ "Ðây là sự khổ, đây là nhân sinh khổ, đây là sự diệt khổ và đây là con đường đưa đến diệt khổ".
Quan sát thấy bốn Diệu Ðế trong thân gọi là "Quán pháp trên nội pháp", quan sát thấy bốn Diệu Ðế ngoài thân gọi là "Quán pháp trên ngoại pháp", quan sát thấy bốn Diệu Ðế trong thân và ngoài thân gọi là "Quán pháp trên nội và ngoại pháp". Quán thấy sự sinh khởi của bốn Diệu Ðế gọi là "Quán sự sinh trên pháp", quán thấy sự hoại diệt của bốn Diệu Ðế gọi là "Quán sự diệt trên pháp", quán thấy sự sinh khởi và hoại diệt của bốn Diệu Ðế gọi là "Quán sự sinh diệt trên pháp". Ðó là Pháp Quán Niệm Xứ về phần Tứ Diệu Ðế.
Lưu ý: Danh từ "Diệu Ðế" là nói chung, hành giả chỉ thấy một ... và sự sinh, đây
là đang thấy ... chứ đừng hiểu Niết-Bàn có sinh diệt !
Tứ Niệm Xứ là pháp tu Chỉ Quán vì cũng những đề mục đó (như đề mục tử thi, hơi thở, ...) nếu hành giả hành theo thiền chỉ (Samatha) thì sẽ đắc Ðịnh, còn nếu hành theo thiền quán (Vipassanā) thì sẽ đắc tuệ.
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày tiếp phương pháp tu Thiền Chỉ và Thiền Quán cho những vị muốn nghiên cứu Thiền cũng như những người muốn tu tập Thiện Ðịnh có tài liệu giải về Thiền.