V- Thế nào là Thất Giác Chi?
Ð- Thất Giác Chi là bảy pháp trợ giúp cho Giác ngộ lý Tứ Diệu Ðế: hay nói một cách khác pháp nào giúp cho tỏ ngộ Niết Bàn thì pháp ấy gọi là Giác Chi. Pháp trợ giúp cho sự Giác Ngộ có 7:
1) Niệm Giác Chi là Chánh Niệm là nhân trợ giúp cho tỏ ngộ Ðạo Quả Niết Bàn. 2) Trạch Giác Chi là Trí tuệ quan sát phân biệt rõ pháp Thiện và Bất Thiện là nhân trợ giúp cho tỏ ngộ Ðạo Quả Niết Bàn.
3) Cần Giác Chi là sự tinh tấn trợ giúp cho tỏ ngộ Ðạo Quả Niết Bàn. 4) Hỷ Giác Chi là pháp Hỷ giúp cho tỏ ngộ Ðạo Quả Niết Bàn.
5) Tịnh Giác Chi là trạng thái vắng lặng của Tâm Pháp giúp cho tỏ ngộ Ðạo Quả Niết Bàn.
6) Ðịnh Giác Chi là trạng thái Tâm an trụ là nhân trợ giúp cho tỏ ngộ Ðạo Quả Niết Bàn.
7) Xả Giác Chi là trạng thái Tâm định đến tư cách quân bình không thiên lệch, giúp cho tỏ ngộ Ðạo Quả Niết Bàn.
79
Bảy pháp Giác Chi nói trên là pháp trợ Ðạo, cũng phải đồng sanh không thể thiếu một chi pháp nào cả. Nhưng pháp nào làm nhân chánh thức giúp cho Ðạo Quả phát sanh và thấu rỏ Niết Bàn thì pháp ấy gọi là Giác Chi vậy, và tùy theo căn duyên đặc biệt của mỗi người.
Pháp bản thể của Thất Giác Chi: Niệm Giác Chi là sở hữu Niệm; Trạch Pháp Giác Chi là sở hữu Trí tuệ; Cần Giác Chi là sở hữu Cần; Hỷ Giác Chi là sở hữu Hỷ; Tịnh Giác Chi là sở hữu Tịnh Thân và Tịnh Tâm; Ðịnh Giác Chi là sở hữu Ðịnh; Xả Giác Chi là sở hữu Hành Xả.