Mười Sáu Chi Ðạo (Maggangāni).

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 74 - 75)

V- Thế nào là Mười Sáu Chi Ðạo?

Ð- Mười Sáu Chi Ðạo là 16 chi nhánh của Ðạo. Ðạo có nghĩa là đường đi thông suốt, đưa đến cảnh khổ, chỗ vui và Niết Bàn, đều gọi là Ðạo. Bởi thế Ðạo gồm có cả Chánh Ðạo và Tà Ðạo. Mười sáu chi Ðạo:

1) Chánh Kiến là sự hiểu biết đúng với sự thật tức là thấy rõ Tứ Diệu Ðế.

2) Chánh Tư Duy là suy nghĩ chánh đáng tức là sự suy nghĩ có tánh cách xa lìa ngũ dục, xa lìa sân hận, xa lìa sự sát hại.

3) Chánh Ngữ lời nói chơn chánh tức là không nói dối, không nói lời đâm thọc, không nói hung dữ, không nói nhảm nhí.

4) Chánh Nghiệp là hành động của Thân chơn chánh tức là không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm.

5) Chánh Mạng là nuôi mạng sống chơn chánh, tức là không nuôi mạng sống bằng Thân Khẩu ác.

6) Chánh Tinh Tấn là sự siêng năng chơn chánh, tức là ngăn ngừa những điều ác chưa sanh khởi không cho sanh khởi; ngăn ngừa những điều ác đã sanh khởi không cho tái phát; tinh tấn trau dồi những Thiện pháp chưa sanh khởi được sanh khởi; tinh tấn giữ những Thiện pháp đã sanh khởi không bị băng hoại. 7) Chánh Niệm là sự niệm chơn chánh tức niệm Thân, niệm Thọ, niệm Tâm, niệm Pháp.

8) Chánh Định là định tâm chơn chánh tức là định tâm trong Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền; Ðịnh Tâm chơn chánh trong 4 loại Thiền phải có những chi Thiền như Tầm, Tứ, Hỷ v.v... làm căn bản.

75

9) Tà Kiến là sự hiểu biết sai lầm trái với sự thật phản nghĩa với Chánh Kiến. 10) Tà Tư Duy là sự suy nghĩ tà vạy, trái với Chánh Tư Duy.

11) Tà Ngữ là lời nói Tà vạy, trái với Chánh Ngữ.

12) Tà Nghiệp là hành động của Thân tà vạy, trái với Chánh Nghiệp. 13) Tà Mạng là nuôi mạng sống bằng Thân Khẩu ác trái với Chánh Mạng. 14) Tà Tinh Tấn là siêng năng làm việc ác trái với Chánh Tinh Tấn.

15) Tà Niệm là vọng niệm tạp tưởng, quên mình, trái với Chánh Niệm.

16) Tà Ðịnh là định tâm không chơn chánh, tức là cách tụ tập gom tâm ngoài 4 bậc Thiền, không có những chi Thiền như Tầm, Tứ v.v... làm căn bản.

Chi pháp bản thể của các chi Ðạo: Chánh Kiến là sở hữu Trí tuệ, Chánh Tư Duy là sở hữu Tầm, Chánh Ngữ là sở hữu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp là sở hữu Chánh Nghiệp, Chánh Mạng là sở hữu Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn là sở hữu Cần, Chánh Niệm là sở hữu Niệm, Chánh Ðịnh là sở hữu Ðịnh, Tà Niệm là sở hữu Tà Kiến.

Bảy pháp Tà Ðạo còn lại chỉ tương phản với Chánh Ðạo chớ không có sở hữu

riêng biệt [Trừ Tà Kiến ra, các điều tà đạo còn lại là do Tâm Tham và Sân chủ sử.]

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)