Hai Mươi Hai Quyền (Indriya).

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 75 - 76)

V- Thế nào là Hai Mươi Hai Quyền?

Ð- Hai mươi hai Quyền là 22 pháp có đặc tánh tự trị riêng biệt. 22 Quyền là: 1) Nhãn Quyền là con mắt, có đặc tánh hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc Thấy.

2) Nhĩ Quyền là lỗ tai, có đặc tánh hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc Nghe.

3) Tỷ Quyền là lỗ mũi, có đặc tánh hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc Ngửi.

4) Thiệt Quyền là lưỡi, có đặc tánh hướng dẫn pháp đồng sanh cùng làm chung một việc Nếm.

5) Thân Quyền là Thần Kinh Thân có đặc tánh hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng chung một việc Cảm xúc.

6) Nữ Quyền là trạng thái Nữ, có đặc tánh hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc hiện bày tư cách phần Nữ.

7) Nam Quyền là trạng thái nam, có đặc tánh hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc hiện bày tư cách Nam nhân.

8) Mạng Quyền là sắc Mạng Quyền, có đặc tánh làm cho sắc pháp đồng sanh được sống còn.

9) Ý Quyền là Tâm có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp cùng làm chung một việc biết cảnh.

10) Lạc Quyền là Thọ Lạc có đặc tánh hướng dẫn Danh pháp cùng làm chung một việc hưởng thụ sự khoái lạc của xác thân.

11) Khổ Quyền là Thọ Khổ có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp cùng làm chung một việc cảm thọ sự đau đớn của xác thân.

12) Hỷ Quyền là Thọ Hỷ có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp cùng làm chung một việc thích thú đối tượng.

13) Ưu Quyền là thọ Ưu có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp cùng làm chung một việc buồn chán đối tượng.

76

14) Xả Quyền là Thọ Xả có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp cùng làm chung một việc tiếp nhận ngoại cảnh với tư cách vô tư.

15) Tín Quyền là sở hữu Tín có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp cùng làm chung một việc tín ngưỡng Tam Bảo.

16) Tấn Quyền là sở hữu Cần có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp đồng sanh cùng chung một việc cố gắng diệt trừ ác pháp và chuyên cần phát triển Thiện pháp.

17) Niệm Quyền là sở hữu Niệm có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc chăm chú theo các hành động của Thân. 18) Ðịnh Quyền là sở hữu Ðịnh có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc gom Tâm vào một đề mục.

19) Tuệ Quyền là sở hữu Trí tuệ có đặc tánh hướng dần các Danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc hiểu biết sự vật đúng với sự thật.

20) Vị Tri Quyền là Trí tuệ của Tu Ðà Hườn Ðạo có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp đồng sanh cùng chung một việc biết cái chưa từng biết, tức là thấy rõ Niết Bàn lần đầu.

21) Dĩ Tri Quyền là Trí tuệ của các vị Tư Ðà Hườn Quả, Tư Ðà Hườn Ðạo, Tư Ðà Hàm Quả, A Na Hàm Ðạo, A Na Hàm Quả và A La Hán Ðạo. Có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc biết cái đã từng biết: tức là thấy rõ Niết Bàn những lần sau cũng giống như Tu Ðà Hườn Ðạo.

22) Cụ Tri Quyền là Trí tuệ của vị A La Hán Quả có đặc tánh hướng dẫn các Danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc giác ngộ hoàn toàn.

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)