Thường Thân Y Duyên (Pakatūpanissyapaccayo).

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 94 - 95)

V- Thế nào là Thường Thân Y Duyên?

Ð- Trợ giúp bằng cách thường làm trở thành tập quán gọi là Thường Thân Y Duyên. Thí dụ: Thầy tu mở miệng hay nói "Mô Phật", hoặc kẻ nói chuyện quen tật văng tục ... Thường Thân Y Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 9 cách:

1) Thiện trợ Thiện bằng Thường Thân Y Duyên. Thiện năng duyên là 20 hoặc 32 Tâm Thiện (trừ A La hán Ðạo) và 38 sở hữu cùng hiệp. Thiện sở duyên là 21 hoặc 37 Tâm Thiện và 38 sở hữu cùng hiệp. Thí dụ: hai Ông Bà Kassapa dù là vợ chồng đối với nhau rất trong sạch do nhiều đời trước đã từng xuất gia giữ giới thanh tịnh.

2) Thiện trợ Bất Thiện bằng Thường Thân Y Duyên (Thiện năng duyên là 17 Tâm Thiện Hiệp Thế và 38 sở hữu cùng hiệp. Bất Thiện sở duyên là 12 Tâm Bất Thiện và 27 sở hữu cùng hiệp). Thí dụ: người có Ðức Tin, Bố thí, Trì giới, Ða văn, Trí tuệ nhiều có thể phát sanh Tham ái, Sân hận, Si mê, Tà kiến, Ngã mạn...

3) Thiện trợ Vô Ký bằng Thường Thân Y Duyên (Thiện năng duyên là 21 hoặc 37 tâm Thiện và 36 sở hữu cùng hiệp (trừ Vô Lượng Phần) Vô Ký sở duyên là Tâm Quả, Tâm Duy Tác và 38 sở hữu cùng hiệp). Thí dụ: người có Ðức Tín quen tu khổ hạnh, Ðức Tin thích tu khổ hạnh là Tâm Thiện, Thân đau nhức (do khổ hạnh) là Tâm Thân Thức Quả Bất Thiện (Vô Ký).

4) Bất Thiện trợ Bất Thiện bằng Thường Thân Duyên (Bất Thiện năng duyên là 12 Tâm Bất Thiện và 27 sở hữu cùng hiệp. Bất Thiện sở duyên cũng vậy). Thí dụ: như Ðề Bà Ðạt Ða nhiều đời nhiều kiếp thường gây oan trái...

5) Bất Thiện trợ Thiện bằng Thường Thân Y Duyên (Bất Thiện năng duyên là 12 Tâm Bất Thiện và 27 sở hữu cùng hiệp. Thiện sở duyên là 21 hoặc 37 Tâm Thiện và 38 sở hữu cùng hiệp). Thí dụ: như Bồ Tát có kiếp xuất gia rồi hoàn tục, hoàn tục rồi xuất gia, 7 lần như vậy...

6) Bất Thiện trợ Vô Ký bằng Thường Thân Y Duyên (Bất Thiện năng duyên là 12 Tâm Bất Thiện và 27 sở hữu cùng hiệp Vô Ký sở duyên là các tâm Quả và sở hữu cùng hiệp Vô Ký sở duyên là các tâm Quả và sở hữu cùng hiệp). Thí dụ: người ưa thích sung sướng thường nằm ngồi nơi nệm cao gối ấm. Tâm ưa thích là bất Thiện, còn Thân Thức thọ Lạc (do ham thân sướng) là Vô Ký, hoặc người sân hận tự hủy hoại xác Thân. Tâm sân hận là Bất Thiện, Thân thức thọ Khổ (do sự hủy hoại) là Vô Ký.

7) Vô Ký trợ Vô Ký bằng Thường Thân Y Duyên (Vô Ký năng duyên là tâm Quả, Tâm Duy Tác và các sở hữu cùng hiệp sắc Pháp, Vô Ký sở duyên cũng vậy). Thí dụ: Vị A La Hán thường bị bệnh hoạn, mỗi khi thân đau nhức thì Nhập Thiền Quả hoặc Thiền Duy Tác Thân đau nhức (Thân Thức Quả Bất Thiện) là Vô Ký Quả, Nhập Thiền Quả là Vô Ký Quả Nhập Thiền Duy Tác là Vô Ký Duy Tác... 8) Vô Ký trợ Thiện bằng Thường Thân Y Duyên (Vô Ký năng duyên là các Tâm Quả (trừ Quả La Hán), sở hữu cùng hiệp và Sắc Pháp. Thiện sở duyên là 21 hoặc 37 Tâm Thiện và 38 sở hữu cùng hiệp). Thí dụ: người thường được đầy đủ tứ vật dụng (y phục, vật thực, trú xứ và y dược) khiến phát tâm làm việc Bố thí, Trì giới ...

95

9) Vô Ký trợ Bất Thiện bằng Thường Thân Y Duyên (Vô Ký năng duyên là Tâm Vô Ký Quả (như Thân Thức...) sở hữu cùng hiệp và Sắc Pháp. Bất Thiện sở duyên là 12 Tâm Bất Thiện và 27 sở hữu cùng hiệp) Thí dụ: người hằng đầy đủ tứ vật dụng có thể sanh lòng tham dục, như câu "bảo hưởng tắc sanh dâm dục" hoặc người hằng bị nghèo khổ có thể sanh Tâm Tham lam, Trộm cướp, như câu "cơ hàn khởi đạo tặc" ...

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 94 - 95)