V- Thế nào là Sở Hữu Nhất Ðịnh và Bất Ðịnh?
Ð- Sở Hữu Nhất Ðịnh là những sở hữu nầy khi hợp với tâm nào thì hợp mỗi cách đồng sanh và không thay đổi. Còn sở hữu Bất Ðịnh khi hợp với những tâm mà chúng có thể hợp được thì những sở hữu nầy phối hợp với Tâm một cách riêng biệt và bất thường (hoặc có hoặc không).
Sở Hữu Nhất Ðịnh có 41. Còn Sở Hữu Bất Ðịnh có 11 là: Ngã Mạn, Tật Lận, Hối, Thụy Miên, Hôn Trầm, Bi, Tùy Hỷ, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng.
Lời giải:
Sở Hữu Ngã Mạn bất định bởi sở hữu nầy chỉ hợp với 4 Tâm Tham ly tà, nhưng khi nào có sự kiêu căng, tự đắc thì mới có Ngã Mạn, trái lại thì không. Sở Hữu Tật đố hợp với 2 Tâm Sân trong trường hợp bực bội, khó chịu vì sự ganh tỵ với phần hơn của kẻ khác th́ mới có Sở Hữu Tật phối hợp, trái lại không. Sở Hữu Lận chỉ hợp với hai Tâm Sân trong trường hợp bực mình vì có kẻ khác đến xin chia sớt vật sở hữu của mình thì mới có sở hữu Lận phối hợp, trái lại thì không. Sở hữu Hối chỉ hợp với 2 Tâm Sân trong trường hợp bức rức, khổ tâm. Vì việc Thiện không làm được và đã làm những điều tội lỗi thì sở hữu Hối mới phối hợp, trái lại thì không.
Sở hữu Hôn Trầm và Thụy Miên chỉ hợp với 4 Tâm Tham hữu trợ và Tâm Sân hữu trợ trong trường hợp giải đãi, lười biếng, dã dượi thì mới có sở hữu Hôn
32 Trầm Thụy Miên phối hợp, trái lại thì không.
Sở hữu Bi chỉ hợp với 8 Tâm Ðại Thiện, 8 Tâm Ðại Hạnh và 12 Tâm Thiền Sắc Giới thọ hỷ trong trường hợp thấy chúng sanh đau khổ, ngoài ra thì không. Sở hữu Tùy Hỷ cũng hợp với các Tâm như sở hữu Bi nhưng chỉ hợp với trường hợp thấy chúng sanh làm được việc lành hoặc hưởng được hạnh phúc, trái lại thì không.
Sở hữu Chánh Ngữ chỉ hợp với 8 Tâm Thiện Dục Giới và các Tâm Siêu Thế cũng vậy đối với sở hữu Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Nhưng đối với 8 Tâm Thiện Dục Giới thì 3 sở hữu Giới phần có khi hợp có khi không và những lúc phối hợp với Tâm Thiện Dục Giới thì có 1 trong 3 mà thôi. Như khi Tâm Thiện Dục Giới khởi lên để ngăn ngừa sự nói dối, nói đâm thọc, nói lời hung ác, nói nhảm nhí vô ích thì có sở hữu Chánh Ngữ phối hợp chớ Chánh Nghiệp, Chánh Mạng thì không. Còn khi nào Tâm Thiện Dục Giới khởi lên để ngăn ngừa việc sát sanh, trộm cướp, tà dâm thì sở hữu Chánh Nghiệp phối hợp. Còn sở hữu Chánh Ngữ, Chánh Mạng thì không. Khi nào Tâm Thiện Dục Giới khởi lên để ngăn ngừa ý định muốn dùng Thân ác, Khẩu ác thì có sở hữu Chánh Mạng phối hợp. Còn khi hợp với Tâm Siêu Thế thì sở hữu giới phần đồng sanh và có đủ không thể thiếu được.
Như vậy, sở hữu Giới Phần Bất Ðịnh đối với Tâm Thiện Dục Giới, nhưng Nhất Ðịnh đối vớiTâm Siêu Thế.