Thẩm Nghiệm Trí (Sammasaññañāṇaṃ).

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 126 - 127)

V- Thế nào là Thẩm Nghiệm Trí?

Ð- Sammasaññañāṇaṃ hay Thẩm Nghiệm Trí là trí tuệ suy xét về ngũ uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Sắc uẩn dù quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, sắc thô, sắc tế, sắc hạ liệc, sắc thù thắng, sắc viễn, sắc cận, .v.v. đều là Vô thường, Khổ não và chúng chẳng phải là ta hay là của ta.

Thọ uẩn dù là thọ đã qua hay đang hiện hữu hoặc chưa sanh khởi, thọ bên trong, thọ bên ngoài, thọ thô, thọ tế, thọ gần, thọ xa đều là không thường hằng, đều là thống khổ, phi ngã và phi ngã sở.

Tưởng uẩn dù tưởng quá khứ, tưởng hiện tại, tưởng vị lai, tưởng nội phần, tưởng ngoại phần, tưởng thô, tưởng tế, tưởng hạ liệc, tưởng thù thắng, tưởng xa, tưởng gần, đều là Vô thường, Khổ não, phi ngã và phi ngã sở.

Hành uẩn dù quá khứ hành, hiện tại hành, vị lai hành, nội phần hành, ngoại phần hành, thô hành, tế hành, hạ liệc hành, thù thắng hành, hành, cận hành, đều là Vô thường, đau khổ, chẳng phải là ta hay của ta.

Thức uẩn dù quá khứ, hiện tại, vị lai, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thô hay tế, hoặc tốt hay xấu, hoặc gần hay xa, đều là Vô thường, Khổ não, chẳng phải là ta hay của ta.

Trí tuệ sơ khởi của người hành thiền quán (Vipassanā) là suy xét như trên, trí tuệ ấy được gọi là Thẩm Nghiệm Trí. Ðiều cần phải biết là lúc này hành giả y cứ vào ngũ uẩn (hay Danh sắc) làm đề mục, ghi nhận đúng những gì xảy ra nơi Danh và Sắc trong hiện tại; dần dần hành giả sẽ thấy rõ thật tướng của ngũ uẩn là vô thường, khổ não và vô ngã.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thấy hết ba thực tướng đó; tùy theo cá tánh của mỗi người chúng được chia thành ba loại để quán:

- Vô Thường Tùy Quán (Aniccānupassanā). - Khổ Não Tùy Quán (Dukkhānupassanā). - Vô Ngã Tùy Quán (Anattānupassanā).

Hành giả nào nhờ quán về Vô thường mà được giải thoát, gọi là Vô Tướng Giải Thoát (Animittovimokkho); nhờ quán về Khổ não mà được giải thoát thì gọi là Vô Nguyện Giải Thoát (Appanihitovimokkho); nhờ quán về Vô ngã mà được giải thoát thì gọi là Không Tánh Giải Thoát (Suññatāvimokkho).

127

Hành giả nhờ tu tập ba pháp môn nói trên mà được giải thoát nên chúng còn được gọi là Tam Giải Thoát Môn (Tīnimokkhamukkha).

Hành giả do quán Vô thường, không còn chấp tướng thường mà được giải thoát, nên Vô Thường Tùy Quán còn được gọi là Vô Tướng Giải Thoát Môn; do quán Khổ não, hành giả không tham đắm dục lạc mà được giải thoát, nên Khổ Não Tùy Quán còn được gọi là Vô Nguyện Giải Thoát Môn; do quán Vô ngã, hành giả nhờ không còn chấp vào tự ngã mà ðýợc giải thoát, nên Vô Ngã Tùy Quán còn được gọi là Không Tánh Giải Thoát Môn.

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)