Mười Tám Giới (Dhātu).

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 80)

V- Thế nào là mười tám Giới?

Ð- Giới là bản chất có tướng trạng riêng biệt, mỗi vật có tánh chất khác nhau. Giới có 18:

1) Nhãn Giới là Nhãn Vật tục gọi là con Mắt, tức là cơ quan thâu bắt cảnh Sắc. 2) Nhĩ Giới là Nhĩ Vật tục gọi là lỗ Tai tức là cơ quan thâu bắt cảnh Thinh. 3) Tỷ Giới là Tỷ Vật tục gọi là lỗ Mũi tức là cơ quan thâu bắt cảnh Khí. 4) Thiệt Giới là Thiệt Vật tục gọi là cái Lưỡi tức là cơ quan thâu bắt cảnh Vị. 5) Thân Giới là Thân Vật cũng gọi là Thần Kinh Thân tức là cơ quan thâu bắt cảnh Xúc.

6) Sắc Giới là cảnh Sắc tức là vật bị Mắt biết.

7) Thinh Giới là cảnh Thinh tức là tiếng bị Tai nghe. 8) Khí Giới là cảnh Khí tức là các hơi, mùi bị Mủi ngửi. 9) Vị Giới là cảnh Vị tức là các vị bị Lưỡi nếm.

10) Xúc Giới là đất, lửa, gió; hay cảnh Xúc tức là vật bị Thân cảm xúc. 11) Nhãn Thức Giới là 2 Tâm Nhãn Thức tức là cái biết của Mắt.

12) Nhĩ Thức Giới là 2 Tâm Nhĩ Thức tức là cái biết của Tai. 13) Tỷ Thức Giới là tâm Tỷ Thức tức là cái biết của Mủi.

14) Thiệt Thức Giới là 2 Tâm Thiệt Thức tức là cái biết của Lưỡi. 15) Thân Thức Giới là 2 Tâm Thân Thức tức là cái biết của Thân.

16) Ý Giới là 2 Tâm Tiếp Thâu và Tâm Khai Ngũ Môn. Cái biết này thuộc về phân Ý nhưng bắt cảnh Ngũ, chứ không phải cảnh Pháp (tức là chưa phân biệt trạng thái riêng của mỗi sự vật).

17) Ý Thức Giới là 108 Tâm còn lại (trừ Ngũ Song Thức và 3 Ý Giới) tức là cái biết của Ý hay là năng tri của cảnh pháp.

18) Pháp Giới là 52 sở hữu Tâm, 16 Sắc Tế và Niết Bàn. Tức là đối tượng của Ý Thức hay là phần sở tri của Ý Thức (vật bị Ý Thức biết).

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)