Tiêu Biểu Chế Ðịnh (Namitta paññatti).

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 105 - 106)

V- Thế nào là Tiêu Biểu Chế Ðịnh?

Ð- Những đề mục Tu chỉ Ðịnh (Samatha) như đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v... hoặc các vật tiêu biểu như lá cờ, bảng hiệu v.v... gọi là Tiêu Biểu Chế Ðịnh.

Nói tóm lại, mọi sự vật trong đời được diễn đạt bằng ngôn ngữ, để bày tỏ cho nhau được hiểu biết, bất cứ dưới hình thức nào, phương tiện nào đều là Chế Ðịnh. Dù Ðức Phật thuyết pháp để chuyển mê khai ngộ cho chúng sinh cũng phải dùng Pháp Chế Ðịnh (Tục Ðế). Thường được ví dụ: Tục Ðế như ngón tay,

Chơn Ðế như Mặt Trăng; đôi khi người ta còn dùng danh từ Sự để chỉ cho Tục Ðế và danh từ Lý để chỉ cho Chơn Ðế v.v...người tu hành cần phải biết rõ thế

nào là Tục Ðế, thế nào là Chơn Ðế và phải biết rõ thế nào là Chơn Ðế Hữu Vi, thế nào là Chơn Ðế Vô Vi (Niết Bàn). Khi đã đạt tri, liễu chứng như vậy, chắc chắn sẽ không còn lầm cho rằng trụ trong Niết Bàn, ở trong Niết Bàn, mắc kẹt trong Niết Bàn! Mà Chỉ biết Niết Bàn là Niết Bàn, sanh tử là sanh tử, chớ không phải sanh tử là Niết Bàn, phiền não tức là Bồ Ðề như một số người ngộ nhận! Các vị Chánh Giác không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời và cũng không ham thích Niết Bàn như nhiều người lầm tưởng! Chính Ngài Xá Lợi Phất nói "Tôi không yêu sự sống (sinh tử), cũng không thích sự chết (Niết Bàn), nhưng tôi không làm trái chưa chín mà phải rụng"... Ðức Thế Tôn có nói Bậc A La Hán biết rõ Niết Bàn là Niết Bàn, vì biết rõ Niết Bàn là Niết Bàn nên không tư niệm trong Niết Bàn, không nghĩ có tự ngã trú Niết Bàn, không nghĩ bản ngã là Niết Bàn, không nghĩ Niết Bàn là của ta, không hoan hỷ trong Niết Bàn. Vì sao vậy? Như Lai nói: "Vì vị ấy đã thật hiểu Niết Bàn" (Kinh Mūlapariyāya trong bộ Majjhima Nikāya).

106

Một phần của tài liệu vi-dieu-phap-nhap-mon (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)